Các tế bào phòng vệ của cơ thể sẽ ‘muốn’ loại bỏ những hạt này và tình trạng viêm sẽ xảy ra sau đó.
Điều này dẫn đến việc phá vỡ các tế bào, thay vì tiếp tục tái tạo một cách lành mạnh, chúng sẽ bắt đầu ‘ rối loạn chức năng’, trở thành ung thư. Những tế bào ung thư này sẽ nhân lên và tạo thành khối u.
Ước tính mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán số ca ung thư trên toàn cầu sẽ tăng 77% vào năm 2050. Báo cáo chỉ ra ô nhiễm không khí là một trong những yếu tố thúc đẩy tỷ lệ ung thư tăng, mặc dù nó không có tác động giống nhau trên tất cả mọi người.
Theo ước tính mới của Tổ chức Y tế Thế giới, số ca chẩn đoán ung thư toàn cầu sẽ đạt 35 triệu vào năm 2050.
Là cơ quan giám sát sức khỏe toàn cầu, WHO hiếm khi có tin vui. Điều này vẫn đúng khi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế công bố một báo cáo vào ngày 1/2 dự đoán sẽ có thêm khoảng 35 triệu ca ung thư mới vào năm 2050 – tăng 77% so với năm 2022, WHO cho biết. Báo cáo cho biết ô nhiễm không khí là yếu tố làm tăng số ca ung thư.
Hạt mịn dẫn đến rối loạn chức năng tế bào
Tiến sĩ Emmanuel Ricard, người phát ngôn của Liên đoàn chống ung thư Pháp cho biết: “Điều này chủ yếu liên quan đến ô nhiễm hạt mịn”. Ông cho biết, khí thải động cơ diesel là một trong những nguồn chính tạo ra các hạt này. Những hạt bé nhất trong số này có thể đi vào phổi, xuống tận phế nang. Đây là những túi khí nhỏ nằm ở cuối cấu trúc hô hấp hình cây của lá phổi, nơi m.áu trao đổi oxy và carbon dioxide trong quá trình hít vào và thở ra.
“Chẩn đoán quá mức”
Một số yếu tố được nghiên cứu không liên quan đến ô nhiễm. Chẳng hạn như, tỷ lệ ung thư toàn cầu tăng nhanh phản ánh sự gia tăng dân số: khi số lượng người trên hành tinh tiếp tục tăng, tổng số ca mắc bệnh ung thư cũng sẽ tăng. Và trong khi con người ngày càng đông hơn, nghĩa là con người cũng sống lâu hơn. “Ung thư là một vấn đề của khả năng miễn dịch và khả năng miễn dịch sẽ suy giảm khi chúng ta già đi. Kết quả là, t.uổi thọ của người dân càng dài thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao”, ông Ricard nói.
Một ảo tưởng cổ điển khác trong dữ liệu dịch tễ học có liên quan đến việc khả năng chẩn đoán ung thư đã phát triển hơn. Nghĩa là có nhiều trường hợp mắc ung thư trong quá khứ nhưng không được phát hiện. Hiện nay, khi các ca ung thư được phát hiện, chúng góp phần làm tăng số lượng các trường hợp ung thư được thống kê chung.
Bà Catherine Hill, một nhà dịch tễ học người Pháp, cho biết cũng có những tình huống “chẩn đoán quá mức”, trong đó sự hiện diện của các tế bào ung thư bị nhầm lẫn với ung thư. Một trường hợp kinh điển là ung thư tuyến t.iền liệt. Theo Viện Giám sát Y tế Công cộng Pháp (InVs), 30% nam giới ở độ t.uổi 30 và 80% nam giới ở độ t.uổi 80 có tế bào ung thư ở tuyến t.iền liệt. “Điều này cực kỳ phổ biến. Rõ ràng là không phải tất cả các tế bào ung thư này đều gây ra các bệnh ung thư có triệu chứng”, bà Hill nói.
Sức khỏe tâm thần
Ngày càng có nhiều nghiên cứu được thiết lập – mặc dù vẫn chưa được xác nhận – về mối liên hệ giữa ô nhiễm và sự suy giảm sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe tâm thần. Ô nhiễm thậm chí còn được cho là làm nặng thêm tình trạng trầm cảm.
Bà Hill cho biết đây là những “xu hướng” đầy ước tính khoa học. Theo WHO, sau t.huốc l.á, uống rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư ở Pháp. “Ô nhiễm gây ra bệnh ung thư ở Pháp ít hơn 50 lần so với t.huốc l.á và ít hơn 20 lần so với rượu”, bà nói thêm, trích dẫn một nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của WHO.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu coi các yếu tố gây ung thư là riêng biệt, Ricard nói. Một cá nhân tiếp xúc với nhiều yếu tố sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn. Ông nói: Tác động của t.huốc l.á và rượu cùng cùng lúc đối với tỷ lệ ung thư có thể sẽ khác. Ricard cho biết: “Do đó, chúng tôi có thể tìm thấy, trong trường hợp ung thư phổi, các gen bị ảnh hưởng bởi t.huốc l.á cũng như ô nhiễm không khí”.
Sự nguy hiểm từ “bãi rác” của thế giới
Tuy nhiên, yếu tố ô nhiễm không giống nhau đối với mọi người, vì con người không hít thở cùng một loại không khí. “Tại các thành phố lớn của Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Mỹ, Antananarivo (Madagascar) và thậm chí cả Cairo, các đám mây bụi hình thành do ô nhiễm. Dưới ’sương mù’ này, bệnh thư phổi sẽ phát triển, giống như ở Anh trong cuộc cách mạng công nghiệp”, Ricard nói.
Ông Ricard cho biết thêm, hiện nay đang có sự chuyển dịch ô nhiễm về phía “Miền Nam”, nơi được sử dụng làm “bãi rác của thế giới”. “Bên cạnh các nhà máy ‘có nguy cơ’ mà các nước công nghiệp phát triển muốn di dời, các nền kinh tế đang phát triển còn bán các sản phẩm phái sinh dầu giá rẻ với chất lượng kém hơn”.
Những ai đã đến thăm các siêu đô thị ở các nước đang phát triển sẽ nhận thấy rằng, tình trạng ô nhiễm ở đó dường như mạnh mẽ hơn. Ông Ricard cho biết điều này thực sự là do nó mạnh hơn: “Nhiên liệu diesel được sử dụng ở đó thậm chí còn giàu lưu huỳnh và nitơ hơn so với nhiên liệu thải ra ở châu Âu”.
Đối với Richard, báo cáo của WHO nêu bật một quá trình chuyển đổi dịch tễ học. Các quốc gia trước đây bị ảnh hưởng bởi các bệnh truyền nhiễm đang giảm dần sẽ sớm phải đối mặt với sự gia tăng các bệnh như ung thư, phổ biến ở các nước phương Tây.
Một lời cảnh tỉnh sinh thái?
Chẳng hạn ở Pháp, chất lượng không khí đã được cải thiện trong 30 năm qua. Ông Ricard cho biết, tại khu vực đô thị Toulouse, sự hiện diện của các hạt mịn và oxit nitơ đã giảm lần lượt là 40% và 17% trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2019. Điều này đã có tác động tích cực đến các bệnh tim mạch, đột quỵ, đau tim và ung thư.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu được thực hiện ở vùng Toulouse đã đưa ra kết luận rằng những người có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế dễ tiếp xúc nhiều hơn với ô nhiễm không khí và thường nằm trong số các trường hợp t.ử v.ong do phơi nhiễm lâu dài.
7 cách cải thiện hội chứng ruột kích thích hiệu quả tại nhà
Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng, không có tổn thương thực thể, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống.
Bệnh kéo dài làm cho người bệnh luôn lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.
Để cải thiện hội chứng ruột kích thích, dưới đây là những bí quyết bằng cách thay đổi lối sống, điều trị tại nhà
Trong nhiều trường hợp, những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp giảm hội chứng ruột kích thích. Mặc dù cơ thể người bệnh có thể không đáp ứng ngay tức thì với các thay đổi này, mục tiêu là phải tìm kiếm các biện pháp lâu dài chứ không phải tạm thời.
– Tăng từ từ lượng chất xơ trong chế độ ăn uống
Khi mắc bị hội chứng ruột kích thích, chất xơ có thể sẽ mang lại các kết quả khác nhau. Mặc dù chất xơ giúp giảm táo bón, nhưng cũng có thể gây đầy hơi và làm cho tình trạng co thắt xấu đi. Cách tốt nhất là tăng từ từ lượng chất xơ trong chế độ ăn uống trong vài tuần. Ví dụ cho các loại thực phẩm có chứa chất xơ là ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ và các loại đậu. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng của bạn vẫn không thay đổi hoặc có diễn tiến xấu, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng.
Một số người sẽ cảm thấy tốt hơn khi hạn chế tiêu thụ chất xơ từ chế độ ăn uống và thay thế bằng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ, vì nó ít gây đầy hơi và chướng bụng. Nếu sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung chất xơ, người bệnh phải sử dụng từ từ và uống nhiều nước mỗi ngày để giảm đầy hơi, chướng bụng và táo bón. Nếu thấy sử dụng chất xơ giúp ích cho hội chứng ruột kích thích thì nên sử dụng thường xuyên để có kết quả tốt nhất.
– Tránh thực phẩm gây triệu chứng
Một số thực phẩm làm cho các dấu hiệu và triệu chứng xấu đi thì không nên sử dụng chúng. Các loại thực phẩm đó có thể là rượu bia, sô cô la, thức uống chứa caffein như cà phê và soda, các loại thuốc chứa caffein, các sản phẩm từ sữa và các chất tạo ngọt không chứa đường như sorbitol hoặc mannitol.
Nếu người bệnh bị đầy hơi, các thực phẩm có thể làm cho triệu chứng xấu đi là các loại đậu, bắp cải, bông cải trắng và bông cải xanh. Các thực phẩm giàu chất béo cũng có thể gây vấn đề cho một số người. Thói quen nhai kẹo cao su và uống bằng ống hút có thể sẽ nuốt phải không khí và gây đầy hơi.
– Thận trọng với các sản phẩm từ sữa
Nếu người mắc hội chứng ruột kích thích không dung nạp lactose, hãy thử thay thế sữa bằng sữa chua hoặc sử dụng một sản phẩm tạo enzyme để giúp p.hân h.ủy lactose. Việc tiêu thụ một lượng nhỏ các sản phẩm từ sữa hoặc kết hợp chúng với các loại thực phẩm khác cũng có thể giúp ích cải thiện triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể cần phải loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm từ sữa. Nếu trường hợp đó xảy ra, cần ăn đủ chất đạm, canxi và các vitamin nhóm B từ các nguồn khác.
Người bị hội chứng ruột kích thích nên uống nhiều nước mỗi ngày.
– Cần uống đủ nước
Người bệnh hội chứng ruột kích thích cần cố gắng uống nhiều nước mỗi ngày. Nước là loại chất lỏng tốt nhất. Rượu bia và các loại thức uống chứa caffeine sẽ làm kích thích đường ruột và có thể làm cho tình trạng tiêu chảy xấu đi, còn các thức uống có ga thì có thể làm cho tình trạng đầy hơi.
– Ăn uống đều đặn
Người mắc hội chứng ruột kích thích đừng bỏ bữa, cố gắng ăn cùng khoảng thời gian mỗi ngày để giúp điều chỉnh chức năng ruột. Nếu bị tiêu chảy thì các bữa ăn nhỏ trong nhiều lần sẽ giúp cảm thấy tốt hơn. Nhưng nếu mắc hội chứng ruột kích thích bị táo bón thì việc tiêu thụ một lượng lớn các thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột.
– Nên vận động thường xuyên
Vận động có thể giúp giảm trầm cảm và căng thẳng, kích thích đường ruột co thắt bình thường và có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu bạn là người ít vận động, hãy bắt đầu tập từ từ rồi tăng dần thời gian tập thể dục. Nếu bạn có các vấn đề khác về sức khỏe, hãy kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình tập luyện.
– Thận trọng khi sử dụng thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng
Đối với trường hợp người bệnh có các biểu hiện hội chứng ruột kích thích muốn sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy không kê đơn như Imodium hoặc Kaopectate (tương đương với thuốc Actapulgite), hãy sử dụng liều thấp nhất, vì có thể mang lại hiệu quả.
Imodium có thể có tác dụng nếu sử dụng từ 20 đến 30 phút trước khi ăn, đặc biệt nếu bạn biết món ăn chuẩn bị ăn có khả năng gây tiêu chảy. Về lâu dài các loại thuốc này có thể gây ra vấn đề nếu sử dụng không đúng cách. Các loại thuốc nhuận tràng cũng tương tự. Vì vậy, muốn sử dụng các thuốc này nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.