Hầu hết các bộ phận từ con lợn đều tốt cho sức khoẻ và có thể hỗ trợ chữa bệnh, dưới đây là cách chế biến thịt lợn thành bài thuốc tốt cho sức khoẻ.
Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Thịt lợn được sử dụng hàng ngày trong các bữa ăn. Các bộ phận khác từ con lợn cũng là những thực phẩm tạo nên các món ăn ngon, được nhiều người yêu thích. Dưới đây là tác dụng của thịt lợn đối với sức khoẻ và các món ăn bài thuốc từ thịt lợn.
Tác dụng của thịt lợn
Bài viết trên Báo điện tử VTV News cho biết, lợn có giá trị dinh dưỡng cao, bởi vậy, không những được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thực phẩm, thịt lợn và các bộ phận khác từ con lợn còn rất thông dụng cả trong y học.
Trong tài liệu nước ngoài, các nhà khoa học thấy rằng những người dân ở đảo Ocinava, phía nam Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (nữ là 84,47%, nam là 76,67%), vì khẩu phần ăn hàng ngày của họ có tỷ lệ thịt lợn cao.
Họ cho rằng, tất cả các bộ phận của con lợn đều rất tốt cho cơ thể con người và khẳng định thịt lợn đã loại hết mỡ có ưu điểm hơn các loại thịt động vật khác ở chỗ: chứa ít cholesterol nhất và rất giàu vitamin B1 (loại vitamin đóng vai trò chủ vếu trong quá trình trao đổi chất).
Có rất nhiều bài thuốc liên quan tới lợn mà chúng ta có thể tham khảo và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Cuốn sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam) (NXB Khoa học và Kỹ thuật) chỉ rõ công dụng và cách áp dụng từng bộ phận khác nhau của con lợn trong điều trị các loại bệnh.
Theo đó, thịt lợn có vị mặn, ngọt, tính bình, có tác dụng bổ thận, tiêu thũng. Thịt lợn nạc giã nhuyễn, nặn thành viên rồi nấu với rau ngót thành món ăn – vị thuốc cổ truyền và phổ biến để bồi dưỡng sức khỏe cho những người đang chữa bệnh, người mới ốm khỏi, phụ nữ mới sinh và người già yếu. Thịt lợn còn có tác dụng cầm máu bằng cách thức lấy một miếng thịt lợn nạc để sống, thái mỏng, đắp vào vết thương đang chảy máu, máu sẽ cầm lại ngay.
Mật lợn vị đắng, mùi tanh, tính lạnh, không độc, công dụng giảm đau, tiêu sưng, kích thích tiêu hóa, bài tiết mật, sát khuẩn và thông đại tiện. Mật lợn được dùng phổ biến trong y học hiện đại và y học cổ truyền. Y học cổ truyền dùng mật lợn để chữa đau bụng, đau dạ dày, ho, ho gà, hen, viêm đại tràng, vàng da và bệnh sỏi mật.
Thịt lợn không chỉ là món ăn ngon mà còn có thể chế biến thành các bài thuốc tốt cho sức khoẻ.
Cách chế biến thịt lợn thành bài thuốc tốt cho sức khoẻ
Báo Vietnamnet dẫn nguồn Lương y Bùi Đắc Sáng – Hội Đông y Hà Nội cách chế biến thịt lợn thành món ăn bài thuốc tốt cho sức khoẻ như sau:
Thịt lợn nấy với kỷ tử:Thịt nạc thăn 200g, kỷ tử 15g và thê, đương quy 20g, đại táo 10 quả, cho vào nấu thành canh, nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi dùng, vớt bỏ bã đương quy. Bài thuốc này có tác dụng bổ âm, bổ huyết, bổ can thận, dùng cho các trường hợp đau đầu hoa mắt chóng mặt, cơ thể suy nhược, huyết hư thiếu máu, người bị bệnh lâu ngày mỏi mệt, gầy yếu.
Thịt lợn hầm: Thịt heo 500g thái lát to, cho nước, đun to lửa, hớt bỏ váng bã, gạn lấy nước, thêm muối tiêu, gia vị, để nguội cho uống. Dùng cho bệnh nhân bị nhiệt bệnh sốt cao mất nước.
Canh chân giò:Chân giò 2 cái, mộc thông 21g. Đem mộc thông nấu lấy nước, bỏ bã, nấu với chân giò, thêm gia vị thích hợp. Dùng cho sản phụ sau đẻ bị tắc sữa, ít sữa.
Cháo thịt heo:Thịt nạc 200g, cà rốt 1 củ, khoai tây 1 củ, 100g gạo ngon. Thịt nạc heo xay nhỏ, cà rốt, khoai tây thái hạt lựu. Cho thịt heo, khao tây, cà rốt vào xào thơm, nên thêm nước, cho gạo vào, nấu thành cháo nhuyễn. Món chào này bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, có thể dùng cho trẻ em, sản phụ sau sinh, người mới ốm dậy… để phục hồi sức khỏe.
Cao bì lợn:Bì lợn 60g, cạo sạch, hơ trên bếp than cho chín phồng, đem nấu thành cao lỏng, cho thêm bột gạo rang và mật nấu sắc thành cao. Ăn khi đói, mỗi lần 1 thìa, ngày 3-4 lần. Dùng cho các trường hợp khô rát da, bong da mặt và nhăn thành nhiều nếp, các trường hợp đau sưng họng, môi khô họng khát, cảm giác nóng sốt sau bệnh viêm nhiễm dài ngày, táo bón kiết lỵ.
Canh bì lợn và đại táo: Bì lợn tươi 500g, đại táo 250g, đường phèn lượng thích hợp. Đem bì lợn làm sạch thái lát dài, thêm nước nấu dạng canh lỏng, khi bì lợn đã chín nhừ cho thêm đại táo đã tách bỏ hột, tiếp tục nấu cho chín nhuyễn; cho tiếp đường phèn khuấy đều, để nguội. Chia ăn vào các bữa phụ điểm tâm thường ngày. Dùng cho các trường hợp xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng.
Trên đây là cách chế biến thịt lợn thành bài thuốc tốt cho sức khoẻ. Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, thịt lợn là loại thịt đỏ được ăn phổ biến nhất. Thịt lợn có giá trị dinh dưỡng nhất định và là nguồn thực phẩm giàu chất đạm và chất sắt. Tuy nhiên cần chế biến và sử dụng thịt lợn đúng cách để tốt nhất cho sức khoẻ.
Thanh Thanh(Tổng hợp)