Các nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa nên ăn

Những thực phẩm dễ tiêu hóa nhất có xu hướng ít chất xơ, chất béo, thiếu axit và nhiệt, nhưng nó mềm, dễ nhai, dễ nuốt cũng dễ tiêu hóa hơn.

Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa khi bạn cảm thấy khó chịu, khó tiêu hoặc các triệu chứng tiêu hóa khác như tiêu chảy có thể giúp đường tiêu hóa của bạn được nghỉ ngơi. Về cơ bản, nó làm cho cơ thể bạn làm việc ít vất vả hơn một chút để thực hiện quá trình tiêu hóa.

Các nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa nên ăn - Hình 1

Những thực phẩm dễ tiêu hóa nhất có xu hướng ít chất xơ, chất béo, thiếu axit và nhiệt, nhưng nó mềm, dễ nhai, dễ nuốt cũng dễ tiêu hóa hơn. Ảnh: HARALD WALKER / STOCKSY.

Dưới đây là một số nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa cần tiêu thụ khi dạ dày hoặc ruột của bạn cảm thấy khó chịu.

Sản phẩm bột mì trắng

Thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt có thể làm tăng lượng thức ăn khó tiêu di chuyển qua hệ thống tiêu hóa và tăng tốc độ nhu động ruột, khiến chúng trở nên có hại hơn là hữu ích nếu bạn đang gặp các triệu chứng như chướng bụng và tiêu chảy.

Các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng và mì trắng đã bị loại bỏ thành phần chất xơ là thực phẩm dễ tiêu. Tạm thời lựa chọn những thực phẩm ít chất xơ này có thể giúp đường ruột của bạn được nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy khó chịu về tiêu hóa.

Trái cây gọt vỏ, đóng hộp hoặc hầm

Một số loại trái cây tươi đặc biệt giàu chất xơ và do đó khó tiêu hóa hơn. Phần lớn chất xơ trong trái cây được tìm thấy ở vỏ và hạt của chúng.

Vì vậy, bạn có thể chọn các loại trái cây có ít chất xơ hơn, như chuối chín hoặc dưa, nếu bạn đang phải vật lộn với các triệu chứng về đường tiêu hóa như buồn nôn hoặc tiêu chảy. Loại trái cây nên bỏ vỏ như táo và lê cũng được khuyến khích khi bạn đang phải vật lộn với các vấn đề về tiêu hóa.

Các loại trái cây mềm hơn như mận hầm hoặc đào đóng hộp cũng là những thực phẩm dễ tiêu nhất.

Rau nấu chín

Cũng giống như trái cây tươi, rau sống khó tiêu hóa hơn rau nấu chín. Khi rau được nấu chín, thành tế bào thực vật của chúng trở nên mềm hơn và các thành phần của chúng (như tinh bột) trở nên dễ dàng hấp thụ hơn với các enzyme tiêu hóa trong cơ thể.

Các loại rau nấu chín dễ tiêu hóa như rau chân vịt, khoai tây, đậu xanh, củ cải, protein… Mặc dù protein động vật không chứa chất xơ nhưng chúng vẫn khó tiêu hóa vì nó dai và nhiều chất béo.

Các protein từ thực vật như bơ hạt mịn và đậu phụ mềm cũng là những thực phẩm dễ tiêu khi hệ tiêu hóa có vấn đề.

Súp, sinh tố và xay nhuyễn

Cách chế biến thực phẩm có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Mặc dù các chiến lược điều chỉnh kết cấu như trộn không làm thay đổi hàm lượng chất xơ trong thực phẩm nhưng chúng có thể giúp giảm kích thước của các hạt chất xơ trong thực ph ẩm thực vật, từ đó có thể khiến chúng trở nên nhẹ nhàng hơn đối với hệ tiêu hóa.

Ví dụ như cải xoăn sống và cải xoăn nấu chín. Trong khi cải xoăn sống thì cồng kềnh và dai, cải xoăn được nấu chín và trộn vào súp lại mềm. Sự thay đổi về kết cấu này có thể cho phép cải thiện khả năng tiêu hóa.

Điều tương tự cũng xảy ra với các loại trái cây dạng sợi, như quả mọng, được trộn vào sinh tố. Việc nghiền hạt quả mọng trong máy xay sẽ không làm giảm hàm lượng chất xơ nhưng nó có thể giúp khởi động quá trình tiêu hóa cơ học dễ dàng.

Răng khôn mà… không khôn

Về mặt sinh lý học, răng là công cụ để cắt xén thức ăn cho dễ tiêu hóa.

Răng khôn mà... không khôn - Hình 1

Minh họa/INT

Về mặt sinh lý học, răng là công cụ để cắt xén thức ăn cho dễ tiêu hóa. Răng không mọc cùng một lúc mà đủng đỉnh mọc theo nguyên tắc cái nào cần thì mọc trước.

Tùy theo giai đoạn cuộc đời, vị trí và chức năng mà răng có tên gọi khác nhau. Có tên là “khôn”, mọc sau cùng nhưng trên thực tế, xem ra răng khôn chẳng khôn chút nào…

Trong đời mỗi người, bộ răng xuất hiện theo hai giai đoạn: Răng sữa và răng vĩnh viễn. Các răng sữa mọc lai rai thời thơ ấu, phát triển theo thời gian, rồi rụng dần còn răng vĩnh viễn lần lượt xuất hiện thay thế răng sữa. Đội ngũ răng vĩnh viễn sẽ cùng đồng hành với người sở hữu cho đến phía bên kia dốc của cuộc đời.

Bộ răng gồm có 2 hàm là hàm trên và hàm dưới. Mỗi chiếc răng được cấu tạo bởi 3 phần chính: Chân răng – cổ răng – thân răng. Cấu tạo từ ngoài vào trong của răng gồm có: Men răng, ngà răng và tủy răng. Mạch m.áu và thần kinh ẩn mình trong lớp tủy răng. Khu vực chân răng, men răng được thay thế bằng một lớp xi-măng (ciment) để giữ răng đứng vững vàng trên xương hàm mà làm nhiệm vụ do tạo hóa phân công.

Nhìn chung, một người ở độ t.uổi trưởng thành, nếu mọc đầy đủ mỗi hàm răng sẽ có đủ: 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 4 răng hàm nhỏ (răng t.iền hàm) và 6 răng hàm lớn (răng hàm). Tức là, một bộ răng hoàn hảo có đến 32 cái răng. Những cái thường “nũng nịu” và gây nhiều rắc rối cho các chủ nhân là răng… khôn.

Phải gọi là… răng dại

Nếu phải “khai sinh” lại tên cho răng “khôn”, có lẽ không ít người gõ phím ghi là răng “dại”. Bởi ích lợi của răng “khôn” không rõ ràng mà nhiều người phải điêu đứng khi nó mới mọc kèm theo bao điều phiền toái như sưng đau, viêm lợi, sâu răng, hủy hoại xương và răng xung quanh do mọc lệch.

Trong chuyên môn về lĩnh vực nha khoa, các nha sĩ không “thèm” ghi tên nó là răng “khôn” mà ghi là răng số 8 hay răng hàm lớn thứ 3. Trong đời của mỗi người, răng khôn là răng mọc cuối cùng, trừ các trường hợp trồng răng giả.

Chúng thường mọc ở độ t.uổi từ 17 đến 25. Có lẽ ở độ t.uổi này con người đã bắt đầu… khôn dần lên nên mới gọi đó là răng “khôn”? Điều này như là một sự ghi nhận giai đoạn trong đời người và cũng để phân biệt với “anh chị” răng sữa mọc khi còn bò.

Răng “khôn” không những chỉ có một chiếc mà có đến… 4 chiếc. Chúng mọc lần lượt ở 4 góc hàm. Ở một người trưởng thành khi răng “khôn” chưa mọc thì có 28 chiếc chia đều cho 2 hàm trên và dưới.

Trong quá trình tiến hóa từ vượn sang người thì xương hàm được thu nhỏ dần vì chức năng của các chiếc răng đã được “phân công” lao động hợp lý. Lúc răng “khôn” mọc, xương hàm gần như không còn khoảng trống dành riêng cho nó, do đó, nhiều trường hợp mọc lệch và gây ra các phiền toái như đã nói ở trên.

Răng khôn mà... không khôn - Hình 2

Minh họa/INT

Xử trí những gây phiền, biến chứng

Một người đã qua t.uổi 25 mà chưa thấy răng “khôn” mọc hay chỉ thấy “un” lên có chút xíu thì coi chừng nó… mọc lệch và đang ngấm ngầm “gây sự”. Nếu có điều gì bất thường ở răng miệng, phải nhanh chóng đến với các nha sĩ. Rất nhiều trường hợp nha sĩ đành khuyên chủ nhân nói lời chia tay với chúng!

Do nằm ở góc hàm, một vị trí sâu trong miệng nên các thao tác để “đào” cho được một chiếc răng khôn cũng rất khó khăn… Cần nhổ bỏ hay nói đúng hơn là thực hiện một cuộc tiểu phẫu mổ lấy chúng ra khỏi vị trí mọc lệch.

Những ngày đầu, chủ nhân sẽ có cảm giác… hụt hẫng, ê ẩm và đau tại vị trí răng vừa nhổ. Thuốc giảm đau có tác dụng hỗ trợ và vài ngày sau thì trật tự bình thường sẽ được thiết lập trở lại.

Nhìn chung, với đa số người có răng khôn phải nhổ bỏ không có vấn đề gì đáng lưu tâm nhiều sau đó. Tuy nhiên, trong trường hợp hãn hữu, có thể gặp một số biến chứng sau đây:

– Nhức đầu, chóng mặt và buồn nôn.

– Yếu xương hàm dưới.

– Thủng xoang hàm, viêm xoang sau khi nhổ răng.

– Tổn thương dây thần kinh. Có thể gây ra biểu hiện sau: Cảm giác khó chịu, ngứa ngáy vùng môi, răng và lưỡi…

– Áp xe ổ răng (do vị trí nhổ trống thức ăn đọng lại và vi khuẩn phát triển).

– Trống ổ răng vừa nhổ và khô gây cảm giác đau đớn (do cục m.áu đông di chuyển khỏi vết thương làm cho vùng xương hàm bên dưới bị lộ ra ngoài).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *