Trứng ngỗng là loại trứng gia cầm kích thước to hơn so với trứng gà hay trứng vịt, vậy trứng ngỗng có tác dụng gì?
Ngoài trứng gà hay trứng vịt, thì trứng ngỗng cũng là thực phẩm được nhiều người tìm mua để đa dạng bữa ăn hàng ngày. Trứng ngỗng là loại thực phẩm thành phần dinh dưỡng đa dạng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Vậy trứng ngỗng có tác dụng gì?
Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng
Theo website Bệnh viện Vinmec, thành phần dinh dưỡng trong 100gram trứng ngỗng gồm:
- 13gr protein
- 14,2 gram lipid
- 360 mcg vitamin A
- 71 mg calxi
- 210 mg phosphor
- 3,2 mg sắt
- 0,15mg vitamin B
- 10,3mg vitamin B
- 20,1mg vitamin
Trứng ngỗng có tác dụng gì?
Hỗ trợ hệ miễn dịch
Cũng như nhiều loại trứng khác, trứng ngỗng cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp tăng sức đề khác cho cơ thể.
Nguồn protein dồi dào
Trứng ngỗng chứa lượng lớn protein nên nó là nguồn cung cấp protein hữu ích cho cơ thể, tác dụng tốt trong xây dựng cơ bắp, cung cấp năng lượng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Cung cấp sắt cho máu
Trứng ngỗng chứa nhiều sắt và kali – chất hữu ích cho máu. Ăn trứng ngỗng cung cấp lượng lớn chất sắt, kali hỗ trợ bệnh thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
Trứng ngỗng có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. (Ảnh minh hoạ: Shutterstock)
Làm đẹp da
Một lượng albumin dồi dào trong trứng ngỗng hỗ trợ quá trình trị mụn, làm đẹp da. Albumin trong lòng đỏ, tách lấy lòng đỏ trộn với một số thành phần khác dùng làm mặt nạ dưỡng da rất hiệu quả.
Lợi ích khác
Trứng ngỗng chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B12 giúp chăm sóc hệ thần kinh và hỗ trợ hệ miễn dịch. Canxi và phốt pho trong nó giúp ngăn ngừa loãng xương và hỗ trợ quá trình tăng chiều cao cho trẻ đang phát triển.
Cách chọn trứng ngỗng chất lượng tốt
Soi trứng vào nguồn sáng
- Cầm quả trứng trong lòng bàn tay, chỉ hở ra một lỗ nhỏ giữa ngón cái và ngón trỏ
- Đặt đầu còn lại quả trứng vào một nguồn sáng như ánh đèn hay ánh mặt trời
- Quan sát bên trong quả trứng
- Trứng chất lượng tốt có màu hồng trong suốt và có thể có 1 chấm đỏ (nếu trứng sống). Ngược lại nếu thấy hiện tượng lạ hay ký sinh trùng thì quả trứng đó bị hỏng.
Lắc trứng để kiểm tra
- Cầm quả trứng bằng ngón trỏ và ngón giữa
- Lắc nhẹ quả trứng
- Nếu nghe rõ tiếng nước bên trong thì đó là trứng chất lượng kém
- Nếu không nghe thấy tiếng hoặc tiếng trắc nịch thì là trứng mới
Kiểm tra bằng nước muối 10%
- Cho trứng còn sống vào một bát nước muối loãng
- Quan sát quả trứng, quả trứng lơ lửng trong nước 3 phần nổi 7 phần chìm là trứng đẻ từ 3-5 ngày.
- Nếu thấy trứng nổi nhiều, nổi hẳn lên mặt nước là trứng để lâu trên 5 ngày hoặc lâu hơn
Một số lưu ý khi sử dụng trứng ngỗng
Chỉ nên ăn mỗi lần 2 quả trứng ngỗng và mỗi tuần chỉ nên ăn từ 1 đến 2 bữa trứng ngỗng.
Thời gian luộc trứng ngỗng trung bình từ 8 – 15 phút
Những người bị bệnh tim, huyết áp cao, mỡ máu không ăn trứng ngỗng.
Khánh An (tổng hợp)