Bà Julie bị ho kéo dài một vài năm nhưng các bác sĩ không chẩn đoán được chính xác bệnh cho tới khi nữ bệnh nhân nói chuyện với một y tá.
Năm 2018, Julie Silverman bị ho nặng. Bà đã đến gặp bác sĩ quen của gia đình để kiểm tra nhưng không chẩn đoán được lý do. Sau đó, vị bác sĩ này gửi bà Julie tới nhiều cơ sở y tế khác nhưng không nơi nào tìm ra nguồn gốc của cơn ho và cách điều trị.
Trong vài năm tiếp theo, tình trạng ho của bà Julie ngày càng trầm trọng hơn. Bà phải đi tiêm phòng dị ứng hằng tuần ở một trung tâm chăm sóc sức khỏe. Tại đây, bà đã gặp một y tá tên là Alison.
Julie Silverman bị ho nặng kéo dài nhưng không được chẩn đoán ra bệnh. Ảnh: NPR
Bà Julie nhớ lại: “Cô ấy thực sự bối rối khi thấy tôi ho nhiều như vậy và thường hỏi tôi dạo này thế nào. Tại thời điểm đó, các bác sĩ thường nói tôi không đáp ứng với phương pháp điều trị và họ sẽ thử cách khác”.
Dù chứng ho của bà Julie dường như vô phương cứu chữa nhưng nữ y tá Alison vẫn rất tích cực theo dõi, hỏi han. Cô nhận thấy tình trạng của bệnh nhân ngày càng tồi tệ. Bà Julie kể: “Tôi có vẻ tệ hơn nhiều. Giọng khàn đục, rất khó thở, thở khò khè, ho nhiều. Cô ấy kiên quyết rằng có điều gì đó không ổn với đường thở của tôi”.
Alison đã đề nghị một bác sĩ trong phòng khám thực hiện nội soi khí quản cho bà Julie. Bác sĩ đưa ống nội soi có gắn camera qua mũi và xuống cổ họng của bệnh nhân để kiểm tra xem có tắc nghẽn nào không.
Khi quá trình trên kết thúc, bà Julie biết bác sĩ đã tìm thấy thứ gì đó. “Qua nét mặt của họ, tôi biết có điều gì đó không ổn”, bà nói. Theo NPR, kết quả cho thấy bà Julie mắc tình trạng hẹp hạ thanh môn có mô sẹo hình thành ở phía trên khí quản. Đường thở của bệnh nhân bị chặn 75%.
Đây là một tình trạng không phổ biến, xác suất xảy ra với khoảng 1 trên 400.000 người. Bệnh rất nghiêm trọng và có nguy cơ gây t.ử v.ong nếu không được điều trị vì đường thở đang bị bít kín.
Kết quả chẩn đoán đã cung cấp cho bà Julie thêm thông tin để tìm một bác sĩ chuyên khoa có thể điều trị đúng cách.
Hiện người phụ nữ này l.àm t.ình nguyện viên tại bệnh viện địa phương, đạp xe, đi bộ đường dài, trượt tuyết và dành thời gian cho gia đình, bạn bè.
Bà Julie vẫn thường nghĩ đến nữ y tá Alison khi làm những việc mang lại niềm vui cho mình.
“Nếu Alison không chắc chắn có điều gì đó không ổn và nhờ bác sĩ kiểm tra cổ họng của tôi, tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Chính sự kiên trì, siêng năng, luôn lắng nghe, tôn trọng tôi của cô ấy giúp tôi được chẩn đoán kịp thời. Alison là người hùng thầm lặng của tôi”, bà Julie ca ngợi.
Nguy hiểm khi đồng nhiễm cúm A và COVID-19
Dịch cúm A, B đang tăng mạnh ở Hà Nội kể từ tháng 12/2023 tới nay, bên cạnh đó, thời tiết mùa Đông – Xuân cũng làm gia tăng ca mắc COVID-19.
Đã ghi nhận ca bệnh đồng mắc cúm A và COVID-19, diễn biến nặng rất nhanh, phải thở máy.
Theo ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tại đây tiếp nhận nam bệnh nhân 66 t.uổi vào nhập viện trong tình trạng suy hô hấp rất nặng. Trước đó, bệnh nhân bị sốt, ho, sau 3 ngày bệnh không đỡ đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy hô hấp. Tại Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được xét nghiệm cho kết quả mắc cả cúm A và COVID-19. Do có bệnh nền tiểu đường nên bệnh nhân diễn biến nặng rất nhanh khi cùng lúc mắc cả hai bệnh truyền nhiễm.
Bệnh nhân phải thở máy khi đồng nhiễm cúm A và COVID-19.
BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây, do thời tiết thay đổi thất thường nên số ca COVID-19 và cúm A gia tăng. Bác sĩ lo ngại nếu người dân đồng nhiễm 2 loại virus cúm A và COVID-19 sẽ làm cho bệnh chuyển xấu rất nhanh, đặc biệt là t.rẻ e.m và người có bệnh nền. Bởi đây là bệnh do virus gây ra và chủ yếu tấn công vào đường hô hấp, gây tổn thương tiến triển nhanh hơn, điều trị cũng khó khăn hơn.
Tại Khoa Hồi sức tích cực đang có 15 ca mắc cúm A nặng, trong đó 8 ca có bệnh lý nền, có trường hợp phổi trắng xoá cả hai bên. Đó là nữ bệnh nhân 59 t.uổi ở Thái Nguyên có t.iền sử đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp. Khi mắc cúm A, bệnh diễn biến nặng rất nhanh, gây tổn thương phổi nghiêm trọng.
PGS.TS.BS Phạm Quang Thái, Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, bản thân cơ thể con người, khi gánh một tác nhân (ví dụ virus), cò thể tiêu hao hết cả “đội quân” miễn dịch chống lại bệnh đó. Do vậy, đến lúc nhiễm thêm tác nhân tiếp theo, cơ thể không còn miễn dịch để chống chọi nữa, tình trạng bệnh nặng lên. Điều này không chỉ đúng khi đồng nhiễm COVID-19 với cúm, mà còn với bệnh khác nữa như như sốt xuất huyết hay Andenovirus. Do vậy, phải bằng mọi cách giảm nhiều nhất nguy cơ có thể. Chẳng hạn như cúm mùa, phế cầu đã có vaccine, người dân nên tiêm phòng để tạo kháng thể.
Vị chuyên gia y tế này cũng nhận định, hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông – Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là nguyên nhân của sự xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, rubella, ho gà…
Hơn nữa, đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, vui xuân Tết Nguyên đán cùng các lễ hội, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như t.rẻ e.m có sức đề kháng yếu, người cao t.uổi có bệnh lý nền. Để phòng bệnh, ngoài vaccine, người dân cần đeo khẩu trang khi tới nơi đông người, khi có dấu hiệu bệnh hô hấp hoặc giữ vệ sinh cá nhân cũng sẽ giúp phòng bệnh.