Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nên đi bộ thế nào thì tốt?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp mạn tính, người bệnh phải lưu ý nhiều vấn đề như nên ăn gì, kiêng gì, nên tập thể dục thế nào, có nên đi bộ không, cần chú ý những gì để hạn chế đợt cấp của bệnh COPD.

Người bệnh COPD nên tập thể dục thường xuyên, vừa sức. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy các loại bài tập tốt nhất cho người bị COPD phụ thuộc vào sức khỏe tình trạng bệnh của từng người. Có thể người bệnh COPD tập kéo giãn, tập nhịp điệu, yoga, đi bộ nhanh, đi bộ chậm… do đó tập thể dục nên có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh COPD cần chú ý nên tập thể dục đều đặn vừa với sức của mình sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nhờ đó các bắp thịt chắc khỏe hơn, các cơ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn, cơ thể dẻo dai hơn, lâu mệt hơn và giảm bớt nhu cầu oxy, giảm bớt cảm giác khó thở.

Ngoài ra, tập thể dục đều đặn với người bệnh COPD còn giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống loãng xương, chống teo cơ cứng khớp…Hiệu quả của thể dục và vận động đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được các nhà khoa học chứng minh rất rõ rệt và là một phần trong chương trình điều trị của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Đối với việc đi bộ cũng rất tốt cho người bệnh COPD. Nhưng trước hết mỗi bệnh nhân cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa hô hấp trước khi bắt đầu tập vận động. Chỉ nên tập vừa với sức mình, mọi sự cố gắng quá mức đều không tốt.

Nếu cảm thấy mệt lúc đang đi bộ hoặc đang tập thể dục có thể tạm nghỉ ngắn rồi tiếp tục vận động. Nên đặt ra chỉ tiêu cho mỗi lần tập, lần sau cao hơn lần trước, ví dụ hôm nay đi bộ được 15 phút thì sẽ cố gắng đạt 20 phút ở những lần sau và cứ thế tăng dần. Điều này giúp bệnh nhân tăng dần khả năng vận động và có cảm giác vui khi hoàn thành công việc. Nếu chưa hoàn thành được bài tập, đừng quá thất vọng, chán nản: bệnh nhân sẽ thích nghi dần với việc luyện tập.

Cần phải kiên nhẫn tập luyện, hiệu quả của vận động thường chưa thấy được qua vài lần tập đầu mà chỉ xuất hiện sau vài tuần.

Hàng ngày đi bộ nhanh (đi nhanh nhất có thể nhưng đừng chạy và cũng không cần phải gắng sức quá mức). Đi nếu mệt thì dừng lại nghỉ khi nào hết mệt thì đi lại tiếp tục. Thời gian đi ít nhất 30 phút – 1 giờ, tùy theo khả năng. Vào thời gian mát mẻ buổi sáng hoặc buổi tối. Ở khu vực thoải mái an toàn không có xe cộ.

Với người bệnh nặng có thể giảm thời gian luyện tập, hoặc tập thở bằng cách hít sâu và thở mạnh ra hết sức…

Cần chú ý, mỗi người bệnh COPD đều rất khác biệt nhau ở mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe chung, các bệnh lý đi kèm…vì vậy mỗi bệnh nhân chọn lựa loại hình tập vận động, cường độ luyện tập và tốc độ luyện tập sao cho phù hợp với từng người.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nên đi bộ thế nào thì tốt? - Hình 1

Hình ảnh tổn thương phổi do bệnh bệnh COPD.

Người bệnh COPD cần chú ý những gì?

Việc dùng thuốc cần theo chỉ định của các bác sĩ. Người bệnh COPD cần chú ý đến chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ưu tiên sử dụng đạm và chất béo. Nên dùng chất béo có lợi vì ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 m.áu, nó còn cung cấp năng lượng cao hơn. Các loại chất béo tốt cho người bệnh COPD nên có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế chất béo có nguồn gốc từ gia cầm, động vật có vú, nội tạng động vật…

Ngoài ra, người bệnh cần tăng cường bổ sung các loại vitamin, khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau, củ, quả, đặc biệt là rau củ giàu vitamin A, E, C. Trái cây tươi, rau xanh không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn góp phần giúp người bệnh tiêu hóa tốt hơn, hạn chế táo bón.

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chú ý tránh ăn quá nhiều tinh bột, các thực phẩm dễ sinh hơi. Đó là hành tây, gia vị cay nóng như hạt tiêu, tỏi, ớt… Chế độ ăn quá nhiều tinh bột sẽ làm tăng lượng CO2 trong m.áu, trong khi đó thức ăn dễ sinh hơi sẽ gây trướng bụng, khiến bệnh nhân khó thở, trào ngược…

Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nên đi bộ thế nào thì tốt? - Hình 2

Người bệnh COPD cần tập thể dục đều đặn vừa với sức của mình sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Ảnh MInh họa

Lời khuyên thầy thuốc

Tùy vào từng giai đoạn COPD, tình trạng sức khỏe của người bệnh, mức độ và các bệnh lý đồng nhiễm có thể xảy ra như: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… mà người bệnh sẽ theo phác đồ điều trị khác nhau, tập trung phối hợp giữa các biện pháp: tránh hút t.huốc l.á, sử dụng thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tiêm chủng đầy đủ, chế độ sinh hoạt – dinh dưỡng lành mạnh và tham gia phục hồi chức năng hô hấp.

Khi thấy có dấu hiệu bất thường, các triệu chứng kéo dài dai dẳng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám kịp thời nhằm giảm nguy cơ biến chứng COPD.

Tóm lại: Hiện không có cách điều trị COPD khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị duy trì ở trạng thái ổn định nhất, ngăn chặn bệnh không tiến triển nặng thể, kiểm soát triệu chứng, giảm khó thở, giảm thiểu biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Khi mắc căn bệnh này, đường thở của bệnh nhân bị chít hẹp, luồng không khí ra vào khó khăn, nhất là luồng khí thở ra.

Bác sĩ Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, khi mắc căn bệnh này, đường thở của bệnh nhân bị chít hẹp do nhiều nguyên nhân khiến luồng không khí ra vào khó khăn, nhất là luồng khí thở ra.

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp phải các triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè và tiết chất nhầy (đờm) ra ngoài.

Dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Hình 1

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tỷ lệ t.ử v.ong cao. (Ảnh minh họa)

Bệnh COPD đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu đến từ việc người bệnh tiếp xúc lâu với các hạt vật chất kích thích, chất khí trong đó chủ yếu là khói t.huốc l.á. Tác nhân t.huốc l.á không chỉ gây ra bệnh COPD, mà nó còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi, ung thư vòm họng, xơ vữa động mạch, và một số bệnh lý nghiêm trọng khác.

COPD có 2 thể: khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. Trong đó:

Khí phế thũng: là tình trạng các phế nang của người COPD bị căng giãn trong một thời gian dài gây giãn phế nang, lâu dần hình thành nên các kén khí khiến cho việc trao đổi khí trong phổi ngày càng suy giảm.

Viêm phế quản mạn tính: thường có biểu hiện ho khạc ra đờm trong ít nhất 3 tháng liên tục và kéo dài trong tối thiểu hai năm, đặc trưng của tình trạng này là đờm nhầy trong phế quản tiết ra rất nhiều so với lúc bình thường.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp ở độ t.uổi từ trung niên đến người cao t.uổi, đặc biệt là người có thói quen hút thuốc.

Triệu chứng của bệnh này tương tự như nhiều bệnh lý khác nên nhiều người không nhận ra bản thân đang mắc COPD. Thế nhưng, theo thời gian vấn đề hô hấp sẽ trở nên tồi tệ hơn, làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường. Do đó, cần phải điều trị sớm để hạn chế tình trạng xấu xảy ra.

Triệu chứng

Vậy, đâu là những dấu hiệu ban đầu để nhận biết liệu mình có đang bị COPD? Theo Bác sĩ Vũ Thanh Tuấn, khó thở là triệu chứng thường gặp và quan trọng nhất.

Ban đầu người bệnh khó thở thành cơn, khó thở khi gắng sức sau khó thở tăng dần, liên tục cả khi gắng sức lẫn khi nghỉ ngơi và giai đoạn cuối bệnh nhân có thể xuất hiện các cơn suy hô hấp bất chợt.

Ngoài ra, là tình trạng ho dai dẳng, ho khan, ho có đờm kéo dài; sốt nhẹ hoặc cảm thấy ớn lạnh khi có tình trạng bội nhiễm; tức ngực; người cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.

“Những biểu hiện ban đầu thường khiến người bệnh chủ quan lầm tưởng mình đang bị viêm phế quản thông thường. Nếu như không được can thiệp kịp thời sẽ khiến tình trạng trở nên nặng hơn, xuất hiện triệu chứng khó thở liên tục. Từ đó, khi bệnh bước vào giai đoạn cuối sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nghiêm trong như suy hô hấp, suy tim,…”, bác sĩ Vũ Thanh Tuấn nói.

Ở giai đoạn COPD trở nặng, chức năng của phổi bị suy giảm nặng nề, khiến bệnh nhân phải nhập viện thường xuyên. Dấu hiệu, triệu chứng khi bị COPD nặng bao gồm tình trạng khó thở kéo dài và nặng dần, thở khò khè, thở rít; ngực bị đau tức, hay cảm thấy nặng ngực; thường xuyên đau đầu vào buổi sáng.

Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện tình trạng nói khó hoặc thều thào, ngắt quãng; tím môi; người bệnh thường ở trạng thái lơ mơ; nhịp tim bất thường; có cảm giác mệt mỏi, chán ăn và cân nặng giảm.

Khi nhận biết bản thân đang gặp phải những triệu chứng này cần phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và những biến chứng không mong muốn xảy ra.

Theo bác sĩ Vũ Thanh Tuấn, COPD là căn bệnh viêm phổi mạn tính với mức độ nguy hiểm cao, có thể tồi tệ hơn nếu như không được điều trị kịp thời.

Đặc biệt, với những người có độ t.uổi từ 40 trở lên đã và đang hút thuốc trong thời gian dài với lượng thuốc lớn thì cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức nếu như gặp phải các triệu chứng của COPD.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm hiểu tình trạng người bệnh thông qua một số triệu chứng đang gặp, có hút thuốc hay có t.iền sử hút thuốc hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân đo chức năng hô hấp, test hồi phục phế quản và chụp X quang ngực để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *