Lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tại nước ta đang gia tăng không ngừng. Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong m.áu luôn ở mức cao hơn so với bình thường, do cơ thể không tiết đủ insulin.

Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân có nguy cơ bệnh lý tim mạch, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác như thần kinh, mắt, thận.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động và lựa chọn những thực phẩm phù hợp với cơ thể.

Trong đó, rau xanh là loại thực phẩm tốt nhất cho nhóm bệnh nhân này vì chúng giàu chất xơ, đồng thời có chỉ số đường huyết không cao.

Một số loại rau có tác dụng hạ đường huyết như: Bí đao, đậu đũa, củ chuối tươi, cải cúc, rau cần, củ cải, rau muống, mướp đắng,…

Lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường - Hình 1

Ảnh minh họa.

Những quy tắc quan trọng trong ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý: Kiêng ăn chất béo, kiêng ăn chất có nhiều cholesterol như tôm, cua, sò, hàu, giảm thức ăn có tinh bột (cơm, gạo), ăn nhiều chất xơ như rau xanh, đậu, khoai tây, cà rốt, kiêng đường và các chất có nhiều đường, nên ăn nhiều bữa, cố gắng giảm cân, kiêng rượu, bia, chế độ ăn uống mỗi ngày nên chứa ít chất béo và đường.

Bên cạnh đó, cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau quả, hạn chế thịt đỏ và tránh thịt chế biến sẵn.

8 điều bạn cần làm để sống hạnh phúc t.uổi già

Già đi không nhất thiết có nghĩa là bạn sẽ mắc nhiều bệnh lý hoặc suy giảm chất lượng cuộc sống .

8 điều bạn cần làm để sống hạnh phúc t.uổi già - Hình 1

Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu thực hiện các bước chủ động nhằm duy trì và cải thiện sức khỏe của mình. (Ảnh: ITN)

Lý tưởng nhất là bạn đã thực hành những thói quen lành mạnh trong suốt cuộc đời mình. Nhưng ngay cả khi bạn không làm vậy thì cũng không bao giờ là quá muộn để bắt đầu thực hiện các bước chủ động nhằm duy trì và thậm chí cải thiện sức khỏe của mình.

Những thay đổi nhỏ trong lối sống có thể có tác động lớn. Chúng sẽ giúp bạn ngăn ngừa hoặc kiểm soát tốt hơn bệnh mãn tính và giữ cho cơ thể khỏe mạnh cũng như bộ não của bạn luôn nhạy bén.

Áp dụng một số thói quen được liệt kê dưới đây sẽ giúp bạn đi đúng hướng để có được t.uổi già viên mãn.

Duy trì hoạt động thể chất

Tập thể dục có thể giúp bù đắp nhiều tác động của lão hóa. Theo Medline Plus, tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng, khiến bạn linh hoạt, cải thiện tâm trạng bằng cách giảm cảm giác lo lắng và trầm cảm, đồng thời góp phần hỗ trợ chức năng nhận thức tốt hơn.

Đây cũng là một phần quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh, chẳng hạn như tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao, ung thư vú và ung thư ruột kết cũng như chứng loãng xương.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị 150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải (như bơi lội hoặc đi bộ nhanh) mỗi tuần; bạn có thể chia nhỏ thời gian này thành 30 phút hoạt động mỗi ngày trong năm ngày một tuần.

Giới chuyên gia cũng khuyến nghị các hoạt động tăng cường cơ bắp hai lần một tuần.

Duy trì hoạt động xã hội với bạn bè, gia đình và trong cộng đồng

8 điều bạn cần làm để sống hạnh phúc t.uổi già - Hình 2

Nỗ lực tương tác với gia đình và bạn bè có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn khi bạn già đi. (Ảnh: ITN)

Nỗ lực tương tác với gia đình và bạn bè có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn khi bạn già đi. Một bài báo cho thấy những người tham gia (tất cả từ 65 t.uổi trở lên) có mức độ hoạt động xã hội cao hơn có nhiều khả năng có tâm trạng tích cực hơn, ít cảm giác tiêu cực và mức độ hoạt động thể chất cao hơn.

Nếu bạn không có đời sống xã hội năng động, hãy tìm cơ hội để kết nối lại với những người bạn cũ hoặc kết bạn mới.

Tìm kiếm những người có cùng chí hướng trong các nhóm hoạt động tình nguyện, phòng tập thể dục, nhóm cựu sinh viên hoặc bất kỳ nhóm nào khác phù hợp với sở thích của bạn.

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng

Để có được dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần cho quá trình lão hóa khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, hãy sử dụng thực phẩm nguyên chất có nhiều chất xơ và ít chất béo bão hòa làm nền tảng cho chế độ ăn uống.

Tuân theo kế hoạch ăn uống như chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Cụ thể, chế độ ăn này nhấn mạnh sự cân bằng của dầu ô liu, các loại hạt, trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và cá. Hạn chế thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo và thực phẩm chế biến sẵn.

Không bỏ bê bản thân

Kiểm tra thường xuyên với bác sĩ, nha sĩ, bác sĩ nhãn khoa và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên khoa là cơ hội để phát hiện sớm các vấn đề và điều trị trước khi chúng trở thành bệnh nặng.

Hiệp hội Người về hưu Hoa Kỳ (AARP) lưu ý, nếu bạn mắc một hoặc nhiều tình trạng bệnh mãn tính, dùng nhiều loại thuốc, đang gặp vấn đề về trí nhớ, khả năng vận động hoặc gần đây đã phải nhập viện, bạn có thể muốn đặt lịch hẹn với bác sĩ lão khoa.

Bác sĩ lão khoa chuyên chăm sóc và điều trị những người già. Sau lần tư vấn ban đầu, họ có thể giới thiệu bạn đến các chuyên gia khác, điều phối việc chăm sóc và điều trị các vấn đề sức khỏe, đồng thời giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc phù hợp với nhu cầu của mình.

Dùng tất cả các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bạn cũng nên thực hiện đ.ánh giá thuốc định kỳ với bác sĩ chăm sóc chính của mình để thảo luận xem liệu tất cả các đơn thuốc của bạn có còn cần thiết hay không.

Càng dùng nhiều thuốc, bạn càng khó nhớ thời điểm và cách dùng hết thuốc, đồng thời nguy cơ xảy ra phản ứng tiêu cực với thuốc cũng như tương tác thuốc càng cao.

Bạn cũng nên chủ động xem xét sự cần thiết của tất cả các loại thuốc mà bạn đã được kê đơn. Và hãy nhớ rằng dược sĩ của bạn là một nguồn thông tin khác về thuốc, tác dụng phụ của thuốc và tương tác thuốc.

Hạn chế uống rượu

Hướng dẫn chung về chế độ ăn uống giai đoạn 2020-2025 của Bộ Nông nghiệp, Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyên rằng nên giới hạn uống rượu một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

Nhìn chung, ít uống rượu sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn. Ngoài ra, một báo cáo do Ủy ban Cố vấn Hướng dẫn Chế độ ăn uống năm 2020 công bố cũng khuyên rằng nam giới nên hạn chế uống rượu ở mức một ly mỗi ngày.

Lời khuyên dựa trên các nghiên cứu cho thấy nguy cơ t.ử v.ong liên quan đến uống rượu tăng lên ở mức trung bình trên một ly mỗi ngày đối với cả nam và nữ.

Bỏ hút thuốc để giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim

Nếu bạn là người hút thuốc, bạn sẽ cần bỏ t.huốc l.á ngay lập tức. Theo SmokeFree.gov, lợi ích sức khỏe của việc bỏ t.huốc l.á bao gồm giảm cholesterol, huyết áp và nhịp tim; giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, tiểu đường, tổn thương phổi; giúp cơ bắp và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn.

Đáp ứng giấc ngủ mà cơ thể bạn cần

8 điều bạn cần làm để sống hạnh phúc t.uổi già - Hình 3

Khi già đi, bạn có thể nhận thấy lịch ngủ của mình thay đổi: buồn ngủ sớm hơn và sẵn sàng thức dậy sớm hơn. (Ảnh: ITN)

Những người từ 65 t.uổi trở lên nên ngủ trung bình từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm, tuy nhiên nhu cầu của mỗi cá nhân có thể khác nhau. Khi già đi, bạn có thể nhận thấy lịch ngủ của mình thay đổi: buồn ngủ sớm hơn và sẵn sàng thức dậy sớm hơn.

Điều này không có gì bất thường và không gây ra vấn đề gì miễn là bạn tiếp tục đáp ứng đủ thời gian ngủ từ 7 đến 8 giờ được khuyến nghị mỗi đêm.

Nếu bạn đang bị mất ngủ mãn tính hoặc cấp tính, hãy nói chuyện với bác sĩ, người có thể giúp bạn xác định điều gì làm bạn tỉnh táo và tư vấn cho bạn các giải pháp khả thi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *