Rau khúc không được đ.ánh giá cao về mặt dinh dưỡng, nhưng lại là một loại cây dược liệu mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người.
Rau khúc là một loài rau dại. Hằng năm, cứ tới mùa xuân, cây rau khúc mọc hoang khắp nơi ở những ruộng khô. thường hay gặp nhất ở bờ ruộng, bờ cát ven sông …
Rau khúc có thể dùng để ăn và làm thuốc. Ảnh minh họa
Cây rau khúc còn có tên gọi khác là Phật nhĩ thảo, thanh minh thảo. Cây có tên khoa học là Gnaphalium indicum, thuộc họ Cúc.
Cây rau khúc mọc hoang khắp nơi ở những ruộng khô. Lá khúc nếp dùng làm bánh khúc, lá khúc tẻ dùng làm thuốc.
Theo Đông y, rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc, đi vào kinh Phế, có tác dụng hóa đàm, trừ phong hàn. Loại rau này được dùng để chữa ho nhiều đờm, cảm lạnh phát sốt, đau gân cốt, bạch đới, ung thũng…
Lá khúc nếp được dùng làm bánh khúc. Ảnh minh họa
Trong dân gian, lá khúc nếp dùng làm bánh khúc, làm rau nấu ăn, lá khúc tẻ dùng làm thuốc. Rau khúc có thể dùng để chữa cảm sốt, ho, viêm họng, viêm khí quản mạn tính, hen suyễn có đờm, phong thấp tê đau, huyết áp cao. Liều dùng từ 15-30g, sắc uống hoặc hãm uống. Rau cũng có thể được thái nhỏ, trộn với ít đường, hấp cơm uống.
Về mặt y học hiện đại, rau khúc có chứa flavonoid 5%, tinh dầu 0,05%, các vitamin B, C, caroten, chất diệp lục, chất nhựa, dầu béo… Tinh dầu trong rau khúc có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu từ rau khúc
Rau khúc phơi khô, tích trữ để dùng dần. Ảnh minh họa
– Chữa cảm lạnh phát sốt, ho: Dùng toàn cây rau khúc khô 15-20g (hoặc 30-40g tươi), sắc nước uống trong ngày; Có thể thêm tía tô, kinh giới, mỗi thứ 9g, cùng sắc uống.
– Chữa viêm họng, hen suyễn nghẹt đờm: Dùng độc vị rau khúc khô 30g sắc uống; Hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 10g cùng sắc uống. Còn có thể dùng: Rau khúc khô 30g, ma hoàng 6g, khoản đông hoa, hạnh nhân, bạch t.iền, mỗi thứ 9g, sắc uống.
– Chữa cao huyết áp: Dùng rau khúc khô 12g, câu đằng 9g, tang ký sinh 9g, sắc nước uống trong ngày.
– Chữa đầy bụng, tiêu chảy: Dùng toàn cây rau khúc khô 30-60g, kê nội kim (màng mề gà) 1 cái, sắc nước uống trong ngày.
– Chữa gân cốt sưng đau, chân và đầu gối sưng thũng, đòn ngã tổn thương: Dùng toàn cây rau khúc khô 30-60g, sắc nước uống trong ngày.
Bất ngờ 7 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn rau mùi
Nhiều người không biết rằng, việc lạm dụng rau mùi sẽ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Rau mùi vốn là loài thực vật có nguồn gốc từ vùng Tây Á, kéo dài đến châu Phi. Tại một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, loại rau này được trồng với quy mô vô cùng lớn để làm dược liệu cũng như chưng cất lấy tinh dầu, phục vụ ngành công nghiệp mỹ phẩm.
Hiện nay, rau mùi được sử dụng như một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt. Rau mùi có thể vừa ăn sống, vừa có thể sử dụng như gia vị làm tăng chất lượng của món ăn, vừa có thể sử dụng làm nước ép uống. Nước ép rau mùi giúp lợi tiểu, hạ cholesterol trong m.áu, chữa đầy bụng, khó tiêu, hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da hiệu quả.
Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, việc lạm dụng rau mùi sẽ gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
7 nhóm người nên hạn chế ăn rau mùi
Người đang mắc bệnh về hô hấp
Tiêu thụ quá nhiều rau mùi có thể gây ra các vấn đề hô hấp cấp tính và dẫn đến các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn. Cho nên, những người gặp các vấn đề về hô hấp không nên ăn rau mùi để tránh bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Người bị huyết áp thấp
Ăn nhiều rau mùi có thể gây hại đối với trái tim của bạn vì nó có thể làm cho huyết áp giảm xuống thấp đột ngột. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bạn có thể trải qua cảm giác phấn chấn bằng cách sử dụng các thảo mộc này trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngoài việc làm giảm huyết áp, rau mùi cũng gây ra hiện tượng choáng váng, sau đó bất tỉnh.
Rau mùi chỉ nên dùng một lượng vừa phải để làm tăng hương vị của món ăn. Ảnh minh họa
Những người bị bệnh dạ dày
Rau mùi được biết đến là một loại thảo dược chữa các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng nếu lạm dụng nó, dạ dày có thể gặp rắc rối, kéo theo các hiện tượng rối loạn tiêu hóa khác nhau.
Theo một báo cáo y tế, sử dụng 200ml chiết xuất rau mùi trong vòng 1 tuần liền gây ra các triệu chứng như hình thành khí trong bụng, đau dạ dày, đau bụng, nôn mửa, thậm chí di chuyển không vững.
Người mắc bệnh gan
Do rau mùi chứa một số tinh dầu dễ bay hơi kích hoạt các cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Ngoài ra, trong rau mùi có các chất oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các vấn đề về gan.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn ăn rau mùi với số lượng vừa phải, nếu ăn quá nhiều, các thành phần trong rau sẽ làm việc ngược lại, tăng bài tiết mật và cuối cùng là làm tổn hại đến gan. Vì vậy những người bị bệnh gan nên hạn chế ăn loại rau này.
Người có cơ địa dị ứng
Tinh dầu trong lá và hạt rau mùi có thể gây kích ứng da. Vì vậy, những người có cơ địa dễ bị dị ứng nên mang gang tay khi tiếp xúc với loại rau thơm này.
Ảnh minh họa
Phụ nữ mang thai
Các mẹ đang trong quá trình mang thai không nên ăn nhiều rau mùi vì có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé. Một số thành phần có trong rau mùi được biết đến là làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến s.inh d.ục phụ nữ, gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai và sức khỏe thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.
Nam giới
Ăn rau mùi thường xuyên sẽ giảm lượng testosterone, từ đó khiến số lượng và chất lượng t.inh t.rùng bị giảm sút. Ngoài ra, nam giới ăn rau mùi vào ban đêm còn gây ra hạn chế lớn về khả năng t.ình d.ục, thậm chí dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.
Rau mùi nên dùng bao nhiêu là đủ?
Lượng nước rau mùi tối ưu sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của bạn. Nếu bạn sử dụng nước rau mùi để kiểm soát đường huyết hoặc hỗ trợ giảm cân, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia y tế hoặc dinh dưỡng. Một tuần không nên sử dụng quá 200ml nước ép rau mùi để tránh tác dụng phụ.
Về thời gian sử dụng, bạn có thể uống nước rau mùi vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tùy theo mục tiêu sử dụng. Tốt nhất nên uống nước rau mùi vào buổi sáng để tạo cảm giác no lâu hoặc trước bữa ăn để giúp kiểm soát đường huyết.