Liên tiếp ghi nhận các ca mắc uốn ván

Hà Nội đã ghi nhận ca mắc uốn ván thứ hai dịp sau Tết. Đây là bệnh cấp tính nguy hiểm với nguy cơ t.ử v.ong rất cao.

Liên tiếp ghi nhận các ca mắc uốn ván - Hình 1

Tiêm vaccine uốn ván để phòng bệnh. Ảnh: VNVC.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố đã ghi nhận 2 trường hợp mắc uốn ván, trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận ca bệnh nào.

Trước đó, năm 2023, số ca mắc uốn ván trên địa bàn thành phố cũng gia tăng với 25 ca bệnh (tăng 2,5 lần so với năm 2022), trong đó có 3 trường hợp t.ử v.ong.

Về ca bệnh mới mắc, CDC Hà Nội cho hay, sau khi bị một vết thương phần mềm mặt trước 1/3 cẳng chân phải, cụ bà 92 t.uổi (ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội) không tiêm phòng uốn ván vì cho rằng vết thương không nghiêm trọng. Đến khi vết thương khô lại, đóng vảy, bệnh nhân khởi phát triệu chứng cứng hàm, khó há miệng. Cho đến 2 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, bệnh nhân mới đến Bệnh viện Quân y 103. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc uốn ván. Do t.uổi cao, không vào viện kịp thời nên tình trạng bệnh nặng hơn.

BS Lê Văn Thiệu – Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương) cho biết, uốn ván là một bệnh n.hiễm t.rùng cấp tính có tỷ lệ t.ử v.ong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra, từ 25 – 90%; đặc biệt, uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có tỷ lệ t.ử v.ong trên 95%. Bệnh uốn ván khởi phát sau chấn thương, trung bình là 7 ngày; 15% số trường hợp khởi phát bệnh trong vòng 3 ngày và 10% khởi phát bệnh sau 14 ngày.

Thông thường, trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ… Một số trường hợp phẫu thuật hay nạo phá thai trong điều kiện không bảo đảm vệ sinh cũng có khả năng bị nhiễm bệnh. Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh, gọi là uốn ván sơ sinh.

Các triệu chứng của bệnh uốn ván được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau. Trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân mình như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Việc co cơ mạnh, đột ngột, kéo dài gây đau cơ, có thể rách cả cơ và gãy xương. Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nhức đầu, bồn chồn, khó chịu, bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu và đại tiện mất kiểm soát. Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 – 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh uốn ván càng ngắn thì nguy cơ t.ử v.ong càng cao. Nếu không được điều trị kịp thời, uốn ván sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Gãy xương, gây khó thở, ngạt thở, suy hô hấp, động kinh, viêm phổi, thuyên tắc phổi, suy thận…

Nhiều trường hợp bị uốn ván nguy kịch chỉ từ vết thương nhỏ như gà mổ, gai đ.âm… và hầu hết người bệnh đều không nghĩ sẽ mắc uốn ván nên chủ quan trong điều trị, không tiêm phòng kịp thời và phải nhập viện khi tình trạng bệnh đã tiến triển nặng.

Để phòng bệnh, người dân (người lớn và t.rẻ e.m) đều cần được tiêm phòng uốn ván, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: Phụ nữ có thai; người làm ruộng, vườn; người làm việc ở trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc, gia cầm; người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại; công nhân xây dựng công trình; người làm kỹ thuật tiếp xúc với vật sắc nhọn…

Để tạo miễn dịch cơ bản, người dân cần tiêm 3 mũi vaccine, trong đó mũi tiêm thứ 2 sau mũi tiêm đầu tiên 1 tháng, mũi tiêm thứ 3 sau mũi tiêm thứ 2 là 6 tháng. Khi đã có miễn dịch cơ bản, cần tiêm nhắc lại 1 mũi vaccine sau mỗi 5 – 10 năm để có miễn dịch bảo vệ bền vững.

Bất thường vòng đệm của cột sống

Nằm giữa các đốt sống, đĩa đệm làm cho cột sống có dáng vẻ mềm mại và hoạt động linh hoạt, uyển chuyển.

Bất thường vòng đệm của cột sống - Hình 1

Ảnh minh họa.

Nằm giữa các đốt sống, đĩa đệm làm cho cột sống có dáng vẻ mềm mại và hoạt động linh hoạt, uyển chuyển. Mỗi đĩa đệm là một mô tổ chức tế bào có nhân nhầy nằm trong vỏ bọc dạng sợi. Khi nhân nhầy thoát khỏi vị trí bình thường chèn ép dây thần kinh xung quanh tạo ra những cơn đau lưng, gọi là thoát vị đĩa đệm.

Nhiều nguy cơ

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra do 3 nguyên nhân chính: Do chấn thương như tai nạn giao thông, lao động, trượt chân té, chơi thể thao; do sai tư thế khi mang, xách, khiêng vác nặng, làm công việc nặng nếu tư thế không phù hợp hoặc quá sức chịu đựng và do sự thoái hóa tự nhiên, người có t.uổi càng lớn, thường trong giai đoạn 35 – 50 t.uổi, cột sống và các vòng sụn giảm dần sự mềm mại, tính uyển chuyển và linh hoạt.

Các vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa dần, chất dịch và sự đàn hồi ở trong nhân nhầy cũng bị giảm, nên nguy cơ mắc bệnh càng tăng.

Ngoài 3 nguyên nhân chính trên, còn có nhiều yếu tố nguy cơ gây ra thoát vị đĩa đệm đáng lưu ý như:

– Thừa cân, béo phì: Trọng lượng của cơ thể gây áp lực lên cột sống. Nên cân nặng càng dư thừa thì áp lực càng gia tăng. Các nghiên cứu cho thấy, ở nhóm người có cân nặng dư thừa, nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm tăng gấp 12 lần so với nhóm người có trọng lượng cơ thể bình thường.

– Bệnh lý cột sống: Các bệnh tật bẩm sinh như gù vẹo cột sống, gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống đều làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

– Nghề nghiệp: Những người lao động nặng, thường xuyên khiêng vác, cúi đẩy hoặc nhân viên văn phòng “ngồi đồng” suốt ngày đều làm tăng áp lực lên cột sống nên đều là nguy cơ của thoát vị đĩa đệm.

– Đi giày cao gót: Những người thường xuyên đi giày cao gót không chỉ làm biến dạng các cơ và dây chằng ở cẳng chân và bàn chân, mà là nguy cơ gây lồi đĩa đệm. Ngoài ra, khả năng trượt té gây chấn thương cũng rất cao.

– Các thói quen sinh hoạt: Kê gối quá cao, quá cứng khi ngủ, tư thế ngồi bị sai khi làm việc, đọc sách hoặc học hành.

– Một số bệnh mắc phải khác: Bệnh đái tháo đường, bệnh gout, viêm đa khớp dạng thấp.

Đau lưng ở nhiều mức độ

Nằm giữa hai đốt sống là một đĩa đệm. Do đó, cột sống có 26 đốt xương sẽ có 25 đĩa đệm. Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể xảy ra tình trạng thoát vị. Tuy nhiên, đoạn cột sống cổ, gồm có 7 đốt sống và đoạn cột sống thắt lưng, gồm có 5 đốt là những vị trí thường xảy ra thoát vị nhất. Bởi vì, hai đoạn cột sống này chịu tải trọng của cơ thể lớn nhất, đặc biệt là khi mang, xách và khuân vác nặng.

Những cơn đau ở vùng lưng do thoát vị đĩa đệm gây ra liên quan đến việc nhân nhầy đĩa đệm chèn ép vào tổ chức xung quanh, chèn ép ống sống và dây thần kinh đi ra từ ống sống hoặc nằm lân cận.

Biểu hiện đầu tiên mà người bệnh tiếp nhận được từ thoát vị đĩa đệm là đau lưng diễn ra ở nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Tính chất cơn đau tùy thuộc mức độ trầm trọng của thoát vị. Tiến triển của thoát vị đĩa đệm điển hình chia làm 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Đĩa đệm biến dạng, nhưng bao xơ chưa rách. Chỉ gây ra các dấu hiệu nhẹ nhàng, thoảng qua như tê chân, tê tay. Các dấu hiệu này chẳng có gì đáng bận tâm, nên thường bỏ sót bệnh thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2: Bao xơ bắt đầu rách một phần, nhân nhầy thoát ra khỏi lớp vỏ bọc làm cho đĩa đệm phình to và biến dạng. Người bệnh cảm thấy đau hơn một chút, chú ý hơn về tình trạng tê chân, tay và đau lưng. Tuy nhiên, cơn đau lưng chưa rõ ràng và cũng không điển hình. Do đó, ít người được khám xác định thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn này.

Giai đoạn 3: Đến giai đoạn này, vòng xơ bị rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và chèn ép các rễ thần kinh. Đa số người bệnh mới bắt đầu đi khám và điều trị trong giai đoạn này sau khi đã trải qua sự h.ành h.ạ của các cơn đau.

Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nề nhất. Tình trạng chèn ép rễ thần kinh diễn ra lâu ngày gây biến chứng nguy hiểm. Cơn đau nhức dữ dội và dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý người bệnh, công việc và đời sống của người bệnh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị tốt sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng sau đây: Giảm hoặc mất khả năng lao động, thoát vị vùng cổ gây tổn thương dây thần kinh cánh tay, các rối loạn về cảm giác như tê chân, tay hoặc mất cảm giác nóng lạnh, đau dây thần kinh tọa, teo cơ chân, rối loạn bàng quang và chức năng ruột gây tiểu tiện và đại tiện mất tự chủ. Các trường hợp nặng dẫn đến bại liệt và tàn phế.

Bất thường vòng đệm của cột sống - Hình 2

Ảnh minh họa: ITN

Hướng điều trị và cách phòng tránh

Trong giai đoạn cấp, một số loại thuốc giảm đau uống hoặc tiêm sẽ được chỉ định để mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Châm cứu giảm đau là một lựa chọn tốt cho những người không thích dùng thuốc Tây y. Vật lý trị liệu và tập phục hồi chức năng mới là phương pháp căn bản và lâu dài.

Có nhiều phương pháp tập luyện khác nhau sẽ được các nhà chuyên môn hướng dẫn. Điểm chung của các phương pháp này là giải phóng sự chèn ép các rễ thần kinh, làm giảm áp lực và gia tăng sự dẻo dai cho cột sống. Đây cũng chính là cách triệt thoái dần các cơn đau giúp cho người bệnh trở lại sinh hoạt và cuộc sống bình thường.

Việc phòng bệnh tùy theo hoàn cảnh, công việc của mỗi người mà có sự điều chỉnh thích hợp nhằm hạn chế hoặc tránh tối đa các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đã nêu ở trên. Chú ý điều trị hiệu quả các bệnh lý có liên quan.

Ý thức giữ gìn sức khỏe, tính kiên trì của người bệnh luôn đóng vai trò quyết định trong việc phòng tránh và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Phẫu thuật chỉ là biện pháp cuối cùng sau khi tất cả các nỗ lực điều trị khác bị thất bại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *