Khoai lang màu gì bổ dưỡng nhất?

Mọi loại khoai lang đều chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng chất chống oxy hóa có thể khác nhau.

Trong đó, khoai ruột tím và cam được đ.ánh giá cao.

Giá trị dinh dưỡng

Khoai lang là nguồn cung cấp carbohydrate phức lành mạnh, giúp bạn có năng lượng cần thiết để các tế bào hoạt động bình thường. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một củ khoai lang chín cỡ vừa cung cấp 23,6g carbohydrate (8% nhu cầu hằng ngày), 103 calo, không có chất béo hoặc cholesterol.

Khoai cũng cung cấp lượng chất xơ đáng kể giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa táo bón. Trong khoai có một số dưỡng chất quan trọng bao gồm vitamin A, B, C, kali, mangan, magie và đồng.

Một củ khoai lang trung bình chứa 30,8g magie. Theo tạp chí Dinh dưỡng, magie đóng vai trò thiết yếu trong việc truyền dẫn thần kinh và co cơ, có khả năng ngăn ngừa và điều trị các rối loạn thần kinh, điều trị chứng lo âu.

Khoai lang màu gì bổ dưỡng nhất? - Hình 1
Khoai lang có nhiều màu sắc khác nhau với sự khác biệt về hương vị, kết cấu. Ảnh: Washington Post

Sự khác biệt giữa các màu khoai

Các loại khoai màu khác nhau có thể có kết cấu, hương vị không giống nhau. Ví dụ khoai ruột cam vị ngọt hơn và bên trong khá chắc trong khi ruột trắng khô và nhạt hơn. Khoai lang tím vốn có nguồn gốc từ đảo Okinawa (Nhật) nhanh chóng phổ biến sang các nước khác. Loại khoai này có kết cấu dạng kem, vị ngọt và được cho rằng góp phần giúp người Nhật sống thọ.

Nhìn chung, theo Livestrong, hầu hết khoai lang có hàm lượng vitamin, khoáng chất tương tự. Trong khi đó, màu sắc ruột khoai thể hiện nguồn gốc và hàm lượng chất chống oxy hóa. Khoai lang có ruột cam rất giàu carotenoid, màu tím giàu anthocyanin. Các chất oxy hóa này đã tạo nên màu sắc khác biệt cho khoai.

Carotenoid là các sắc tố màu vàng và cam, là nguồn cung cấp vitamin A, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho mắt, ngăn ngừa bệnh thoái hóa thần kinh Lou Gehrig (ALS). Các carotenoid phổ biến nhất là beta-carotene, lutein, zeaxanthin và lycopene.

Anthocyanin là flavonoid tự nhiên trong các loại trái cây màu đỏ, tím và xanh. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm và Dinh dưỡng, không chỉ là chất chống oxy hóa mạnh, anthocyanin còn có tác dụng chống viêm, chống vi khuẩn, ngăn ngừa béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.

Khoai lang màu gì bổ dưỡng nhất? - Hình 2
Khoai lang tím tốt cho mắt. Ảnh: Greendna

Các nghiên cứu đã so sánh hàm lượng chất chống oxy hóa của khoai lang trắng, kem và tím. Theo đó, khoai lang ruột tím có hàm lượng chất chống oxy hóa và tổng chất xơ hòa tan cao nhất.

Một nghiên cứu khác so sánh khoai lang có ruột trắng, vàng và tím đã xác nhận kết quả trên. Kết luận công bố trên tạp chí Dinh dưỡng phòng ngừa và Khoa học thực phẩm cho thấy các màu của khoai lang đều có hàm lượng polyphenol tương tự nhưng khoai ruột tím có hàm lượng chất chống oxy hóa anthocyanin cao nhất, ruột trắng thấp nhất.

Nếu bạn có thị lực tốt, khoai lang là lựa chọn phù hợp do có lượng vitamin A cao. Một củ khoai lang ruột cam sẽ cung cấp 730% nhu cầu vitamin A hằng ngày, có thể ngăn ngừa khô mắt, quáng gà và giảm nguy cơ n.hiễm t.rùng mắt. Khoai lang ruột tím chứa một loại anthocyanin có thể giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh.

Những lợi ích bất ngờ khi ăn ớt

Ớt là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp nhà bạn, nó đem lại những lợi ích cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới.

Trong quả ớt chứa nhiều các vitamin, khoáng chất, hỗn hợp alkaloid có lợi cho sức khỏe của bạn. Chất capsaicin chính là thành phần đem lại vị cay hăng của loại quả này. Ngoài ra, ớt cũng chứa kali, mangan, magie, vitamin B và sắt, không chỉ là loại gia vị làm tăng hương vị các món ăn của bạn, mà còn nhiều tác dụng đối với sức khỏe dưới đây.

Những lợi ích bất ngờ khi ăn ớt - Hình 1

Ớt có vị cay, giúp món ăn thêm hấp dẫn. (Nguồn: Sohu)

Tăng tốc độ trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ớt có thể làm tăng quá trình trao đổi chất và giảm cảm giác thèm ăn, đồng thời còn có thể kích thích cơ thể tiêu hao năng lượng bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể, kích hoạt dây thần kinh giao cảm và khiến mỡ nâu trong cơ thể sinh nhiệt.

Theo dữ liệu dịch tễ học hiện nay, tỷ lệ béo phì thấp hơn liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm chứa capsaicin. Dựa trên nhiều bằng chứng lâm sàng khác nhau, nó cũng truyền cảm hứng cho các nhà nghiên cứu sử dụng capsaicin để phát triển thuốc giảm cân.

Duy trì sức khỏe tim mạch

Capsaicin có lợi trong việc tăng cường sức khỏe mạch m.áu, gồm khả năng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, cơ tim phì đại, tăng huyết áp và đột quỵ. Ngoài ra, nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim cũng giảm đáng kể.

Một nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ăn thức ăn cay (hơn 5 lần một tuần) nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) cao hơn đáng kể so với những người không ăn thức ăn cay.

Giúp kéo dài t.uổi thọ

Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ăn cay mỗi ngày (khoảng 6 hoặc 7 ngày một tuần) nguy cơ t.ử v.ong tổng thể thấp hơn tương đối 14% so với những người ăn thức ăn cay ít hơn một lần một tuần. Một cuộc khảo sát khác về chế độ ăn uống của hơn 16.000 người Mỹ trưởng thành cũng cho thấy, những người ăn ớt đỏ nguy cơ t.ử v.ong ngay lập tức thấp hơn 13% so với những người không ăn.

Phòng ngừa bệnh ung thư

Nhiều nghiên cứu cho hay, capsaicin có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và t.iêu d.iệt tế bào ung thư, được coi là chất chống ung thư tiềm năng và tác dụng chống lại các loại khối u ác tính khác nhau như ung thư ruột kết, ung thư bàng quang, ung thư vú, ung thư tuyến t.iền liệt và ung thư phổi.

Trong số đó, một nghiên cứu trên chuột được thực hiện bởi Đại học California, Los Angeles cho thấy, điều trị bằng capsaicin không chỉ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến t.iền liệt mà còn không gây hại cho các tế bào bình thường và khỏe mạnh ban đầu.

Tuy nhiên, nên ăn ớt với những món ăn và gia vị khác, tránh ăn ớt quá nhiều sẽ gây tổn hại tới dạ dày. Bạn nên ăn một lượng phù hợp để món ăn thêm phần hấp dẫn và tốt cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *