Tôi mới đi cắm trại về, trên người có một số vết côn trùng đốt. Tôi rất sợ mình bị bệnh sốt mò.
Xin hỏi dấu hiệu của bệnh này như thế nào?
Tôi mới đi cắm trại về, trên người có một số vết côn trùng đốt. Tôi rất sợ mình bị bệnh sốt mò. Xin hỏi dấu hiệu của bệnh này như thế nào?
TS.BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình
Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Rickettsia orientalis ( Orientia tsutsugamushi) gây nên. Bệnh nhân mắc sốt mò có tỷ lệ t.ử v.ong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đặc hiệu.
Sốt mò biểu hiện đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán.
Thời gian ủ bệnh từ 6 đến 21 ngày (kể từ khi bị ấu trùng mò đốt). Bệnh nhân thường sốt cao liên tục, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người. Vết loét ngoài da do mò đốt lúc đầu là nốt phỏng tiến triển thành hình bầu dục trên nền sẩn đỏ.
Sau 4-5 ngày, chúng vỡ ra thành nốt kích thước 0,5-2 cm, có vảy đen. Khi bong vảy, nó sẽ để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không có mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc đen tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Vết loét không đau nên dễ bỏ sót.
Vết loét gặp trong khoảng 80% trường hợp bệnh, thường ở vùng da mềm như nách, bẹn, bộ phận s.inh d.ục, ngực, cổ, bụng, vành tai hoặc một số ít tại lưng, mi mắt, rốn, mông.
Các tạng bị tổn thương thường gặp nhất là phổi với tình trạng viêm, tràn dịch màng phổi gây suy hô hấp cấp phải hỗ trợ bằng thở máy. Tiếp đến là gan với tình trạng tổn thương tế bào gan phải hỗ trợ bằng lọc m.áu liên tục và thay huyết tương. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não…
Những ai nghi ngờ mình mắc bệnh qua những triệu chứng trên nên đến ngay cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Sốt mò là bệnh gì?
Gần đây, tôi thường nghe nhiều cảnh báo về bệnh sốt mò nhưng không hiểu cụ thể chúng là gì? Xin nhờ bác sĩ giải đáp.
Gần đây, tôi thường nghe nhiều cảnh báo về bệnh sốt mò nhưng không hiểu cụ thể thể chúng là gì? Xin nhờ bác sĩ giải đáp.
PGS. Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội
Sốt mò là bệnh khá phổ biến trong thời gian gần đây ở một số nước nhiệt đới. Tại Việt Nam, con mò hay sinh sống là những vùng nông thôn hay trung du, miền núi – nơi có cây cối rậm rạp, bụi cây. Con mò sẽ đốt và truyền tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Rickettsiae tsutsugamushi vào cơ thể người.
Chúng gây bệnh cảnh n.hiễm t.rùng huyết. Sốt mò giống các căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết khác nên bác sĩ thường chẩn đoán nhầm nếu không để ý đến vết loét ngoài da do con mò đốt.
Đặc điểm của con mò thường hay cắn ở vùng kín, da mỏng và có nếp gấp như bẹn, nách, bìu, sau tai, quanh h.ậu m.ôn… Đầu tiên, người bệnh thường tổn thương như nốt phỏng đường kính 0,5-1 cm, không đau, không ngứa nên chưa chú ý đến.
Sau một vài ngày, nốt phỏng thường tự vỡ ra, đóng một vảy đen hơi lõm xuống mặt da và xung quanh có gờ đỏ, kèm theo tổn thương nổi hạch, phát ban. Một số bệnh nhân sẽ dẫn đến nặng, có biểu hiện suy hô hấp, bệnh cảnh giống nhiễm khuẩn huyết.
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên những biến chứng cấp tính như suy hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm cơ tim, viêm màng não, sốc giảm thể tích và t.ử v.ong.