Đau đầu đột ngột coi chừng phình động mạch não

Phình động mạch não gặp nhiều ở nữ hơn nam, t.uổi hay gặp nhất là 40-60 t.uổi. Phình động mạch não rất nguy hiểm đến tính mạng nếu bị vỡ hoặc to chèn ép vào các cấu trúc giải phẫu xung quanh.

Hậu quả do vỡ phình động mạch não gây ra rất thảm khốc, tỉ lệ t.ử v.ong khoảng 34 – 45%, trong đó có gần 10% t.ử v.ong nhanh chóng trong vòng 1 giờ đầu trước khi được đưa tới bệnh viện.

Nguyên nhân phình mạch m.áu não

Nguyên nhân của phình mạch não có thể do các bất thường bẩm sinh ở mạch m.áu não. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện phổ biến hơn ở những người vận động quá sức, tác động trực tiếp đến cấu trúc và hoạt động của mạch m.áu não. Ngoài ra lạm dụng các thức uống có chất kích thích như rượu, bia, thường xuyên hút thuốc lá… có thể làm gia tăng nguy cơ bị phình mạch m.áu não.

Những người có t.iền sử bị chấn thương tại não bộ hoặc có t.iền sử xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn não… có nguy cơ mắc phình mạch não cao hơn.

Đau đầu đột ngột coi chừng phình động mạch não - Hình 1

Đau đầu dai dẳng hoặc xuất hiện cơn đau đầu đột ngột thận trọng với phình mạch não.

Yếu tố nguy cơ gây vỡ túi phình mạch não

Không phải tất cả các túi phình đều sẽ vỡ. Các túi phình khác nhau về kích thước, vị trí và tốc độ phát triển trong quá trình theo dõi sẽ có nguy cơ vỡ khác nhau.

Hút thuốc

Tăng huyết áp

Kích thước túi phình

Vị trí túi phình

Tốc độ phát triển

Có nhiều bảng điểm được xây dựng để tính toán nguy cơ vỡ của một túi phình, một trong những bảng điểm được sử dụng rộng rãi là bảng điểm PHASES dựa trên 6 yếu tố: dân cư (Population), tăng huyết áp (Hypertension), t.uổi (Age), kích thước túi phình (Size of aneurysm), t.iền sử c.hảy m.áu do một túi phình khác (Earlier SAH from another aneurysm) và vị trí túi phình (Site of aneurysm).

Triệu chứng phình mạch m.áu não

Dấu hiệu phình mạch não không vỡ là: Các túi phình không phát triển, có kích thước nhỏ ít khi gây triệu chứng rõ ràng. Phần lớn các túi phình thường không có triệu chứng khi chưa vỡ. Chúng sẽ gây ra triệu chứng khi túi phình to lên (dấu hiệu của chèn ép) hoặc khi chúng vỡ (dấu hiệu của c.hảy m.áu não)

Đau đầu dai dẳng

Tê hoặc yếu chân tay

Lác, sụp mi, thay đổi thị lực hoặc nhìn đôi

Đau đầu đột ngột coi chừng phình động mạch não - Hình 2

HÌnh ảnh phình mạch não

Biểu hiện túi phình mạch não bị vỡ

Đau đầu dữ dội, đột ngột: kinh điển trong y văn mô tả là “cơn đau đầu sét đ.ánh, đau dữ dội nhất từ trước đến giờ”

Buồn nôn, nôn.

Sợ ánh sáng.

Co giật.

Liệt nửa người.

Hôn mê.

Nếu một túi phình động mạch vỡ, nó sẽ rò rỉ m.áu vào khu vực xung quanh não. Đây được gọi là xuất huyết dưới nhện hay xuất huyết màng não. Tùy thuộc vào lượng m.áu, nó có thể tạo ra: đau đầu dữ dội, đột ngột, có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày hoặc lâu hơn. Có thể kèm theo: buồn nôn và nôn, giảm nhận biết hoặc hôn mê.

Xuất huyết cũng có thể làm tổn thương não trực tiếp, thường là do c.hảy m.áu vào cả bên trong não. Điều này có thể dẫn đến: yếu hoặc liệt một tay hoặc chân, khó nói hoặc khó hiểu lời nói, giảm thị lực, co giật…

Chẩn đoán phình động mạch não

Khi bị nghi vỡ túi phình mạch não, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp cắt lớp vi tính sọ não để tìm hiểu liệu có thể bị c.hảy m.áu não hay không. Nếu có dấu hiệu c.hảy m.áu gợi ý nguyên nhân do vỡ túi phình động mạch não, người bệnh sẽ được chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch m.áu não để tìm kiếm túi phình. Đôi khi, phim chụp này không phát hiện ra được, người bệnh sẽ được chỉ định chụp mạch m.áu não số hóa xóa nền. Đây là “tiêu chuẩn vàng” để chẩn đoán dạng bệnh lý này.

Chụp cộng hưởng từ cũng được áp dụng để tìm kiếm các túi phình mạch não. Tuy nhiên, ít được sử dụng trong cấp cứu, mà thường được chỉ định trong thăm khám sàng lọc hoặc theo dõi định kỳ các bệnh nhân đã được chẩn đoán túi phình mạch não.

Phòng ngừa phình động mạch não

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hạn chế đồ uống có cồn, từ bỏ hút t.huốc l.á.

Chữa trị, kiểm soát những bệnh lý, ví dụ như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…

Thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải.

Tránh stress kéo dài, làm việc quá sức.

Khi có các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là đau dầu kéo dài không rõ nguyên nhân cần đến các cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện chẩn đoán để khám và khảo sát hệ mạch m.áu não, nhất là các túi phình chưa vỡ để điều trị sớm tránh vỡ túi phình.

Người bị thiếu m.áu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?

Cơn thiếu m.áu não thoáng qua là một giai đoạn tạm thời của các triệu chứng tương tự như đột quỵ.

Cơn thiếu m.áu não thoáng qua thường chỉ kéo dài vài phút và không gây ra tổn thương vĩnh viễn. Vậy người bị thiếu m.áu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?

Cơn thiếu m.áu não thoáng qua có thể là một cảnh báo của đột quỵ, thường được gọi là đột quỵ nhỏ. 1 trong 3 người bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua cuối cùng sẽ bị đột quỵ, với khoảng một nửa xảy ra trong vòng một năm sau cơn thiếu m.áu não thoáng qua. Vậy người bị thiếu m.áu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?

Thiếu m.áu não thoáng qua và đột quỵ

Với quan điểm về cơn thiếu m.áu não thoáng qua trước đây, mọi người nghĩ rằng đó là điều bình thường, nó là lành tính và sẽ phục hồi sau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng khoảng 80% những trường hợp bệnh nhân có cơn thiếu m.áu não thoáng qua sẽ trở thành đột quỵ trong vòng khoảng 6 tháng.

Bệnh nhân đột quỵ tùy theo nguyên nhân gây ra cơn thiếu m.áu não thoáng qua. Ví dụ như bị nghẹt mạch m.áu 90%, nó không kéo dài 6 tháng mà trong vài giờ bệnh nhân sẽ rơi vào cơn thiếu m.áu não thực sự, sau đó họ sẽ bị đột quỵ, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê.

Cơn thiếu m.áu não thoáng qua được cảnh báo là cơn đột quỵ nhẹ. Người ta cảnh báo dấu hiệu đột quỵ nhẹ và dấu hiệu đột quỵ sớm đều là một.

Thiếu m.áu não thoáng qua được miêu tả qua các triệu chứng chóng mặt và yếu tay chân. Cơn chóng mặt này sẽ kèm theo các yếu tố điển hình như tê yếu tay chân nửa bên cơ thể, liên quan đến giọng nói đớ (không còn kiểm soát được giọng nói của mình được nữa).

Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu m.áu não thoáng qua giống với những triệu chứng được phát hiện sớm trong cơn đột quỵ và có thể bao gồm khởi phát đột ngột:

Yếu, tê hoặc liệt ở mặt, cánh tay hoặc chân, thường ở một bên cơ thể.

Nói lắp hoặc thay đổi giọng nói hoặc lời nói khó hiểu.

Mù một hoặc cả hai mắt hoặc nhìn đôi.

Chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc phối hợp.

Nếu có 3 – 4 dấu hiệu cộng lại của cơn thiếu m.áu não thoáng qua điển hình, chúng ta có thể khẳng định rằng đó là dấu hiệu của t.iền đột quỵ, sắp đi vào giai đoạn đột quỵ chứ không phải thoáng qua.

Người bị thiếu m.áu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần? - Hình 1

Cơn thiếu m.áu não thoáng qua có thể là một cảnh báo của đột quỵ.

Cần kiểm soát khi có biểu hiện thiếu m.áu não thoáng qua

Đối với những người có biểu hiện cơn đột quỵ nhẹ cần phải được tầm soát ít nhất một lần bằng những xét nghiệm cơ bản. Đây là những xét nghiệm không quá tốn kém đối với các bệnh nhân: Đường huyết, ion m.áu, siêu âm tim, đo điện tim, đo huyết áp và chụp X-quang phổi… là những xét nghiệm thường quy.

Nếu như bệnh nhân có điều kiện, có thể chụp phim cộng hưởng từ (MRI 1.5 Tesla, MRI 3 Tesla) để khảo sát mạch m.áu não. MRI 3 Tesla là xét nghiệm hoàn toàn không xâm lấn và chính xác để đ.ánh giá bệnh nhân có bị phình, hẹp hoặc tắc nghẽn mạch m.áu hay không. Trước đây, việc tầm soát này là không thể. Ngày nay, chúng ta đã có thể xem rõ được những mạch m.áu não của mình.

Sau khi tầm soát, nếu mức độ mạch m.áu hẹp từ 90% trở lên, chúng ta sẽ điều trị bằng công nghệ ít xâm lấn như can thiệp đặt stent, nong mạch m.áu, hoặc những biện pháp kiểm soát đặc biệt. Nếu mạch m.áu chỉ hẹp dưới 50%, chúng ta có thể kiểm soát bằng thuốc uống. Đặc biệt phải bỏ t.huốc l.á, rượu bia và tăng cường tập thể dục. Những phương pháp này có thể cải thiện sức khỏe, việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và nghị lực của bệnh nhân.

Những trường hợp sau khi tầm soát có kết quả khỏe mạnh bình thường, thì 5 – 10 năm mới cần phải chụp lại. Lúc này có thể an tâm hơn về sức khỏe của mình, tuy nhiên như vậy không có nghĩa là về nhà sẽ uống rượu bia, t.huốc l.á thả ga.

Với những người có nguy cơ đột quỵ, bác sĩ sẽ cho liệu trình theo dõi một cách phù hợp. Có thể trong vòng 3 tháng, 6 tháng, 1 năm họ cần phải kiểm tra lại, thời gian lâu hay mau phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Bệnh nhân có những triệu chứng nhẹ sẽ kiểm tra lại nếu cơ thể có những rối loạn bất thường.

Vì cơn thiếu m.áu não thoáng qua thường xảy ra vài giờ hoặc vài ngày trước khi đột quỵ, nên việc thăm khám y tế ngay sau khi xảy ra thiếu m.áu não thoáng qua là điều cần thiết. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ mình đã bị thiếu m.áu não thoáng qua. Đ.ánh giá kịp thời và xác định các tình trạng có thể sẽ giúp bạn ngăn ngừa được đột quỵ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *