Việt Nam có tỷ lệ t.ử v.ong do đột quỵ cao, người bệnh ngày càng trẻ hóa, cấp cứu chậm, mất thời gian vàng can thiệp.
Mỗi ngày Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận 50 – 55 người bệnh bị đột quỵ, trong số đó gần 10% là người trẻ. Bệnh nhân đột quỵ mất cơ hội được cứu sống vì đưa tới sai bệnh viện hoặc chậm trễ, sơ cứu không đúng cách.
PGS.TS. Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất, với khoảng 200.000 ca mỗi năm. Trong đó, khoảng 50% số ca đột quỵ diễn biến xấu và t.ử v.ong. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây t.ử v.ong tại Việt Nam, căn nguyên gây nhiều ca tàn phế.
Vì vậy, bác sĩ Tôn khuyến cáo điều tối quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng.
Bác sĩ Mai Duy Tôn khám cho bệnh nhân đột quỵ tại trung tâm. Ảnh: BVCC.
Sau đây là những việc cần thực hiện ngay:
1. Lập tức gọi xe cứu thương: Gọi 115 là lựa chọn thông minh nhất khi người thân của bạn bị đột quỵ. Xe cứu thương sẽ đưa người bệnh đến địa điểm có thể thực hiện kỹ thuật cấp cứu bệnh nhân đột quỵ chuẩn và nhanh nhất. Thêm vào đó, nhân viên y tế của 115 được trang bị kiến thức y tế để xử lý các tình huống khẩn cấp khác nhau, có thể hỗ trợ cứu sống bệnh nhân trên đường đến bệnh viện và làm giảm các tác động của đột quỵ não.
2. Thông báo nghi ngờ “đột quỵ não” với cấp cứu 115: Khi bạn gọi 115 và yêu cầu trợ giúp, hãy thông báo cho người điều hành rằng bạn nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ não. Nhân viên cấp cứu 115 sẽ được chuẩn bị phương tiện y tế phù hợp và chọn bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ não trước khi họ chuyển bệnh nhân.
3. Phải theo dõi các triệu chứng và hỏi chuyện người bệnh: Người thân của bạn có thể không giao tiếp được tại bệnh viện. Vì vậy, trong khi chờ xe cứu thương đến hãy hỏi người bệnh càng nhiều thông tin càng tốt. Hỏi về tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang dùng, tình trạng sức khỏe, có dị ứng gì không? Ghi lại các thông tin bao gồm thời điểm đột quỵ, t.iền sử bệnh tật của người bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường… Những thông tin này rất hữu ích cho quá trình điều trị sau này.
4. Để người bệnh nằm xuống: Nếu người bệnh đang ngồi hoặc đứng, hãy bảo họ nằm nghiêng với tư thế đầu cao. Để giữ cho người bệnh thoải mái, cần nới lỏng quần áo của họ. Tư thế này giúp tăng cường lưu lượng m.áu đến não. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngã thì đừng cố di chuyển họ.
5. Thực hiện hồi sức tim phổi (CPR): Một số người bệnh có thể bất tỉnh trong cơn đột quỵ não. Nếu điều này xảy ra, hãy đ.ánh giá tình trạng hô hấp của họ, xem họ có còn thở không. Nếu bạn không thể bắt được mạch, hãy bắt đầu thực hiện hồi sức tim phổi…
6. Phải bình tĩnh: Cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt quá trình chờ cứu thương 115 đến. Không được cho người bệnh uống thuốc hay ăn uống bất cứ thứ gì, không cho người bệnh tự đi xe đến bệnh viện.
“Thời gian vàng” trong đột quỵ thiếu m.áu não là 270 phút nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối làm tan cục m.áu đông hoặc trong 6 – 8 giờ nếu lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não. Điều trị càng muộn trong “cửa sổ thời gian” này cơ hội phục hồi sẽ thấp đi.
Từ vụ tai nạn Cam Lộ – La Sơn, bác sĩ chỉ ra nguyên tắc khi sơ cứu nạn nhân
Theo bác sĩ Huỳnh Bá Tản, hiện nay còn nhiều sai lầm trong sơ cứu tai nạn giao thông như bế thốc nạn nhân ra khỏi hiện trường, gây tổn thương tủy sống cổ, c.hảy m.áu nhiều hơn.
Vụ tai nạn thương tâm trên đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn ngày 18/2 khiến 3 người t.ử v.ong. Nhiều người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn đã tìm cách sơ cứu, di chuyển nạn nhân ra khu vực khác.
Theo bác sĩ Huỳnh Bá Tản, từng làm tại Trung tâm cấp cứu 115 (TP.HCM), hiện nay còn nhiều sai lầm trong sơ cứu tai nạn giao thông như bế thốc nạn nhân ra khỏi hiện trường, gây tổn thương tủy sống cổ và tủy sống thắt lưng, chảy máy nhiều hơn, làm di lệch các xương, tổn thương thần kinh hoặc chèn ép mạch m.áu.
Việc đưa nạn nhân đang bị kẹt trong cabin xe phải do các nhân viên cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp thực hiện. Khi chưa khống chế được các yếu tố nguy cơ như cháy nổ hoặc ngã đè chèn ép, phải chú ý di chuyển người gặp nạn cẩn thận, tránh làm tổn thương cột sống cổ. Người hỗ trợ luôn giữ đầu nạn nhân thẳng trục với thân hoặc tốt nhất là cố định cột sống cổ bằng băng nẹp.
Khi sơ cứu tai nạn giao thông ngoài hiện trường, bác sĩ Tản lưu ý 3 nguyên tắc cần nhớ:
Thứ nhất, giữ an toàn: Phải xem xét kỹ tình huống để đảm bảo an toàn cho cả người sơ cứu và nạn nhân. Cần lưu ý nguy cơ cháy nổ, điện, khí độc.
Thứ hai, liên hệ người hỗ trợ: Bạn nên gọi 115 và những người gần đó tới giúp. Xem bệnh nhân có ngừng tim hay không? Nếu họ ngừng tim có thể bóp bóng, hà hơi thổi ngạt để duy trì đường thở trong lúc chờ lực lượng y tế. Nên đặt nạn nhân nằm thẳng cố định cột sống cổ với trục cơ thể.
Ảnh hiện trường vụ tai nạn Cam Lộ – La Sơn
Thứ ba, cầm m.áu, cố định xương gãy: Bạn có thể gọi 115 nhờ hỗ trợ hướng dẫn sơ cứu cầm m.áu vết thương, băng bó cố định trong trường hợp gãy chân. Việc xác định nạn nhân đã t.ử v.ong hay chưa nên do lực lượng chuyên môn vì nếu thiếu kinh nghiệm có thể mất cơ hội cấp cứu cho nạn nhân.
Sau khi sơ cứu xong, bạn vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu bằng ô tô, không dùng xe máy.
Bác sĩ Tản khuyến cáo trên xe ô tô, mọi người nên trang bị các túi sơ cấp cứu khi có sự cố xảy ra như găng tay cao su y tế, băng thun, gạc vô trùng, băng dính, băng dán cá nhân, chai thuốc sát trùng cồn i-ốt. Có thể trang bị thêm vài thanh nẹp gỗ đề phòng trường hợp có người bị gãy xương.