Móng tay xuất hiện sọc đen có phải là dấu hiệu cảnh báo ung thư?

Móng tay đột ngột xuất hiện một dải màu đen nhạt chạy dài khiến nhiều người lo lắng nguy cơ mắc ung thư.

Móng tay xuất hiện sọc đen có phải là dấu hiệu cảnh báo ung thư? - Hình 1

Gần đây, một đồng nghiệp của tôi gần 50 t.uổi bất ngờ phát hiện dưới móng tay cái có một dải màu đen nhạt chạy dài, đây có phải là dấu hiệu cảnh báo ung thư da hay không và nên làm gì để chẩn đoán bệnh? (Quỳnh Hoa, Hà Nội).

Điều dưỡng Đặng Thị Dịu Hiền, Trung tâm Da liễu Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), tư vấn:

Dải sắc tố tại móng là một thuật ngữ y học được sử dụng để mô tả sắc tố đen hoặc nâu của móng, đặc trưng bởi sự xuất hiện của một dải sắc tố (một phần hoặc toàn bộ) chạy dọc theo chiều dài móng.

Biểu hiện bệnh là do sự lắng đọng tế bào sắc tố được gọi là tế bào melanoctyte tại vùng dưới móng. Các tế bào sắc tố này thường liên kết với nhau cùng với sự phát triển của móng theo chiều dọc gây ra các đường tăng sắc tố màu nâu hoặc màu đen trên móng.

Nguyên nhân gây sắc tố đen hoặc nâu của móng:

– Chấn thương móng (thường bắt đầu trên hoặc gần gốc móng tay)

– Mụn cóc (dưới móng tay)

– Nấm móng (bệnh n.hiễm t.rùng móng thường gặp)

– Bệnh vẩy nến móng tay (rối loạn tự miễn dịch)

– Lichen planus (tình trạng viêm da được cho là tự miễn dịch)

– Viêm quanh móng mạn tính

– U hạt nhiễm khuẩn

– Bệnh Addison (suy tuyến thượng thận do bệnh tự miễn, ung thư, n.hiễm t.rùng hoặc khối u tuyến yên)

– Di truyền

– Hóa trị, xạ trị

Dấu hiệu nhận biết

– Tổn thương lành tính: Melanonychia dọc lành tính được nhận biết bởi sự xuất hiện của các sọc màu nâu nhạt đến đậm, song song và đều đặn về màu sắc, đường viền sẽ được xác định rõ ràng và chiều rộng thường nhỏ hơn 3mm.

– Ung thư hắc tố dưới móng: Bệnh chủ yếu được phát hiện ở những người trên 50 t.uổi và được coi là hiếm, chỉ chiếm 0,35-0,7% của tất cả các loại ung thư da.

Các dấu hiệu của bệnh ung thư hắc tố dưới móng gồm: Thương tổn chiếm hơn 2/3 tấm móng; màu sắc xám hoặc đen pha nâu; sắc tố màu nâu và dạng hạt không đều; các biến thể về màu sắc và độ dày của sọc; sự biến dạng của tấm móng; một trong những dấu hiệu chính của u hắc tố dưới da là “dấu hiệu Hutchinson” (tăng độ rộng của dải sắc tố vùng gần gốc móng hoặc 2 bên).

Ung thư hắc tố dưới móng chỉ có thể được chẩn đoán xác định bằng sinh thiết móng tay. Vì vậy, nếu có biểu hiện sắc tố bất thường tại móng, bạn nên khuyên đồng nghiệp của bạn gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra, đ.ánh giá.

Ai nên làm xét nghiệm gene sàng lọc ung thư?

Xét nghiệm gene sàng lọc ung thư là phương pháp bổ sung cho những cách tầm soát khác và một số người có nguy cơ cao mắc ung thư mới cần thực hiện.

Xin chào bác sĩ, gần đây tôi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Tôi được bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm gene tầm soát ung thư. Bản thân tôi hiện tại khỏe mạnh nhưng cách đây vài năm tôi đã mổ u buồng trứng. Vậy, bác sĩ tư vấn tôi có nên tầm soát bằng sàng lọc gene không? Tôi xin cảm ơn! (Lê Thị Phương – Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội).

Thạc sĩ, bác sĩ Hà Vũ Thành – Bệnh viện K (Hà Nội) tư vấn:

Gần đây, nhiều người có thắc mắc giống bạn về việc xét nghiệm gene phát hiện sớm ung thư. Tôi xin trả lời tới các bạn việc tầm soát ung thư qua xét nghiệm gene cần làm như thế nào.

Xét nghiệm gene tầm soát ung thư là phân tích gene phát hiện các dấu hiệu, nguy cơ mắc ung thư. Thông qua xét nghiệm, có thể đ.ánh giá các gene bất thường liên quan tới ung thư… Ngoài ra, qua xét nghiệm gene, bác sĩ cũng đ.ánh giá bạn có mang gene gây ung thư hay không. Việc xét nghiệm gene tùy từng cá nhân và yếu tố t.iền sử trong gia đình.

Ai nên làm xét nghiệm gene sàng lọc ung thư? - Hình 1

Việc xét nghiệm gene sàng lọc ung thư cần tư vấn kỹ càng. Ảnh minh họa: Freepik.

Hiện nay, xét nghiệm gene được chỉ định trong một số loại ung thư như ung thư vú, buồng trứng xét nghiệm gene BRCA1, BRCA2; ung thư tuyến liền tiệt (gene PTEN, P53); ung thư đại trực tràng (gene MLH1, MSH2, MSh6, PMS2); ung thư gan (gene TP53, CTNNb1, XYN1); ung thư tuyến giáp (RET, SDHAF2 và PTEN)…

Tuy nhiên, không phải người nào cũng nên xét nghiệm gene để biết mình mắc ung thư hay không. Việc xét nghiệm gene bị một số cơ sở lạm dụng, quảng cáo quá đà. Ngoài ra, nếu đội ngũ bác sĩ tư vấn không làm tốt dễ khiến người xét nghiệm thêm lo lắng, không cần thiết.

Thứ nhất, những người có thành viên trong gia đình bị ung thư, đặc biệt là phụ nữ có chị em gái, mẹ, dì ruột đã mắc ung thư vú, buồng trứng được khuyến cáo làm xét nghiệm gene. Trong gia đình có bố, mẹ, anh, chị em bị ung thư đại trực tràng hoặc ung thư tuyến t.iền liệt, bạn cần xét nghiệm sớm sẽ phát hiện mình có mang gene ung thư hay không. Khi có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra các chiến lược phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư cho người có nguy cơ.

Thứ hai, những người làm việc trong môi trường nguy hiểm như tiếp xúc khói t.huốc l.á, xăng dầu.

Thứ ba, người từng bị ung thư xét nghiệm gene tối ưu hóa việc điều trị.

Thứ tư, xét nghiệm gene để tầm soát sớm các yếu tố di căn sang bộ phận khác.

Với việc xét nghiệm gene, bạn cần nhận tư vấn của bác sĩ. Xét nghiệm này không thay thế các phương pháp truyền thống như siêu âm, chụp CT, giải phẫu bệnh để tầm soát ung thư.

Ung thư được phát hiện sớm hoàn toàn có thể chữa khỏi. Vì vậy, bạn nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Mọi tầm soát cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *