Những điều cần biết khi dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Triệu chứng của bệnh rất khó chịu nên người bệnh có xu hướng lạm dụng thuốc.

Tuy nhiên nếu không dùng thuốc đúng cách sẽ khiến bệnh càng trở nên khó điều trị hơn.

1. Biểu hiện của viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng bao gồm:

– Ngứa mũi, hắt xì: Đây là biểu hiện phổ biến nhất và rất khó chịu. Ngứa mũi, hắt xì khi thời tiết thay đổi đột ngột, kèm theo đó sẽ thấy co thắt cơ hay đau đầu mỗi khi hắt hơi; ngứa da vùng cổ, vùng mắt, họng hay ống tai ngoài.

– Chảy nước mũi, nghẹt mũi : Khi bị viêm mũi dị ứng, niêm mạc mũi bị phù nề và chảy nhiều nước dẫn đến nghẹt mũi khó thở. Nước mũi ban đầu trong suốt, loãng, sau đó đặc dần. Trường hợp bội nhiễm, dịch mũi sẽ bị đục lại và ngả sang màu xanh hoặc vàng. Tình trạng khó thở khiến bệnh nhân phải thở bằng miệng dẫn đến khô miệng, họng. Mũi bị nghẹt khiến dịch mũi bị chảy ngược. Quá trình này sẽ dẫn đến phản xạ ho, thậm chí là ho nhiều…

– Mệt mỏi: Cùng với các biểu hiện trên thì bệnh nhân hay bị đau nhức mỏi người, cảm giác uể oải.

Những điều cần biết khi dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng - Hình 1

Hắt hơi, xổ mũi, nghẹt mũi… là các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng.

2. Các thuốc trị viêm mũi dị ứng và lưu ý khi dùng

Viêm mũi dị ứng hiện nay chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu là dùng thuốc làm dịu các triệu chứng. Trong đó các thuốc được dùng phổ biến bao gồm:

– Thuốc vệ sinh mũi : Trước khi dùng đến các thuốc khác, biện pháp đầu tiên là cần vệ sinh giúp mũi thông thoáng, giảm khô ngứa. Trong đó nước muối sinh lý NaCl 0,9% là sản phẩm thường được khuyến cáo sử dụng. NaCl 0,9% được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, dạng xịt. Thuốc có tác dụng làm loãng dịch mũi, giúp nước mũi chảy ra ngoài dễ dàng hơn và xoa dịu niêm mạc mũi.

NaCl 0,9% có độ an toàn cao, ít gây tác dụng phụ, có thể dùng được cho phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người cao t.uổi… Đối với t.rẻ e.m, khi vệ sinh mũi thì cha mẹ cần cẩn thận để tránh lực tác động mạnh khiến trẻ bị tổn thương niêm mạc mũi.

– Thuốc kháng histamin : Histamin là một chất hóa học do cơ thể sản sinh ra dẫn đến phản ứng dị ứng. Khi bị viêm mũi dị ứng, histamin được giải phóng và kích thích các triệu chứng như chảy nước mũi, ngứa mắt, hắt hơi, ngứa mũi…

Trong điều trị viêm mũi dị ứng, thuốc kháng histamin tại các thụ thể H1 (kháng histamin H1), thế hệ 1 thường được chỉ định như promethazin, chlorpheniramine, diphenhydramin có hiệu quả chống dị ứng cao. Tuy nhiên các thuốc này lại có nhược điểm là có thể gây khô mắt, buồn ngủ, nhìn mờ, khô miệng, táo bón…

Thuốc kháng histamin thế hệ 2 có thể khắc phục những tác dụng phụ nêu trên bao gồm loratadin, astemizol, fexofenadine, cetirizin… Do đó ngày nay thuốc kháng histamin thế hệ 2 được dùng rộng rãi hơn so với thuốc thế hệ 1.

Tuy nhiên cũng tùy trường hợp mà sử dụng loại nào cho hiệu quả. Hơn nữa kháng histamin sẽ có lợi hơn khi sử dụng chúng lúc mới bắt đầu bị dị ứng. Nếu tình trạng dị ứng đã kéo dài thì kháng histamin sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Thuốc thông mũi : Nghẹt mũi là triệu chứng khó chịu nhất của viêm mũi dị ứng. Do đó các thuốc thông mũi thường được bệnh nhân sử dụng nhiều nhất. Thuốc thông mũi được bào chế theo dung dịch nhỏ mũi, dạng xịt hay dạng uống.

Một số thuốc thường dùng nhỏ/xịt như: Ephedrin, naphazolin, oxymetazolin… có tác dụng làm co các mạch m.áu trong niêm mạc mũi, giúp giảm sưng nề, từ đó giúp thông thoáng, giảm nghẹt mũi.

Do thuốc thông mũi mang lại hiệu quả nhanh, dễ thở ngay sau khi nhỏ/xịt, nên bệnh nhân có xu hướng lạm dụng. Tuy nhiên các thuốc xịt/nhỏ thông mũi nếu dùng kéo dài quá 7 ngày, lạm dụng thường xuyên sẽ mang lại hiệu ứng ngược như nhờn thuốc, nghiện thuốc, tái phát bệnh nhiều lần và khó điều trị bệnh dứt điểm do niêm mạc mũi bị xơ.

Thuốc dạng uống chứa phenylpropanolamine, hoạt động theo cơ chế làm co mạch m.áu, giảm sưng nề niêm mạc và giúp thoát dịch, giảm ngạt mũi một cách nhanh chóng. Thuốc chỉ nên dùng sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tác dụng phụ của thuốc thường là hồi hộp, run tay chân, bí tiểu và đ.ánh trống ngực.

Các phản ứng nặng hơn có thể gặp như khó thở, nghẹt cổ họng, sưng môi, lưỡi/mặt, phát ban, co giật, ảo giác; nhịp tim bất thường, chóng mặt, đau đầu, lo âu; bồn chồn, buồn nôn, nôn mửa, vã mổ mồ hôi… Khi gặp phải một trong các tác dụng phụ này cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời.

Những điều cần biết khi dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng - Hình 2

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả cao trong điều trị.

– Corticoid: Có tác dụng giảm viêm, ức chế giải phóng các cytokine, do đó giúp giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng. Tùy tình trạng bệnh có thể dùng corticoid dạng xịt hoặc dạng uống.

Corticoid dạng xịt: Thuốc xịt có chứa corticoid giúp giảm nhanh các tình trạng viêm của niêm mạc mũi và cải thiện bệnh thông qua cơ chế kháng viêm. Thuốc corticoid dạng xịt ít tác dụng phụ hơn dạng uống. Thuốc được khuyến cáo trong điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ từ 2 t.uổi trở lên (tùy loại thuốc).

Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng thuốc mà cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Corticoid dạng uống: Thường ít được sử dụng hơn trong điều trị viêm mũi dị ứng do ẩn chứa nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Corticoid đường uống nếu dùng liều cao có thể gây loãng xương, viêm loét dạ dày, tăng cường hàm lượng đường trong m.áu, suy tuyến thượng thận…

Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích trước khi kê đơn trị viêm mũi dị ứng đường uống có corticoid cho bệnh nhân bị viêm mũi nặng.

– Kháng sinh: Chỉ sử dụng khi viêm mũi dị ứng xuất hiện bội nhiễm vi khuẩn. Kháng sinh được khuyên dùng gồm nhóm cephalosporin, penicillin… Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối liệu trình để tránh nguy cơ kháng kháng sinh và các biến chứng khác.

Bệnh viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của bệnh nhân. Việc dùng thuốc đúng kết hợp chế độ ăn và hạn chế tiếp xúc yếu tố nguy cơ sẽ giúp bệnh nhân phòng tránh bệnh tái phát.

Biểu hiện thường gặp của dị ứng mùa xuân

Cứ vào mùa xuân là nhiều người gặp phải các triệu chứng dị ứng như mắt đỏ, nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa da, mẩn đỏ…

điều này gây ra bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Mùa xuân dị ứng với phấn hoa

Vào mùa xuân nhiều người thường thích dạo chơi, cắm trại trong rừng hoặc ghé thăm những vườn hoa, cây cảnh, đây cũng là dịp phấn hoa lan tràn trong không khí, khi mũi hít phải phấn hoa sẽ gây nên tình trạng hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, viêm mũi dị ứng…. Ngoài chứng sổ mũi theo mùa đã được biết đến, còn có viêm mũi dị ứng với nhiều dạng không theo mùa.

Phấn hoa thường có màu vàng, đôi khi có màu tím hoặc các màu sắc khác. Các hạt phấn dính liền với nhau thành khối phấn như hoa lan, hoa có mùi thơm… Xung quanh hạt phấn hoa có hai lớp màng, với lớp màng ngoài được cutin hóa, rắn, không thấm nước, tua tủa những cái như gai, mào… Từng khoảng có những chỗ trống, đó là lỗ nẩy mầm; lớp màng trong bằng cellulose dày lên ở phía trước các lỗ nẩy mầm này. Kích thước của các hạt phấn hoa thay đổi tùy theo từng loại cây cỏ, trung bình từ 0,01 đến 0,025 mm.

Thực tế phấn hoa gây bệnh dị ứng cho người có kích thước rất nhỏ, thường dưới 0,05 mm; lượng phấn hoa lớn có liên quan đến các loại cây cỏ được trồng nhiều tại địa phương và thụ phấn nhờ gió có thể gây dị ứng.

Khi cơ thể bị mẫn cảm do hít phải phấn hoa, mùi lạ, do tiếp xúc, thuốc uống qua đường tiêu hóa, thực phẩm… thì nối tĩnh điện giữa histamin trong cơ thể bị phá vỡ, histamin được phóng thích tự do sẽ gây nên hiện tượng dị ứng. Cuộc sống càng phát triển văn minh thì hiện tượng dị ứng xảy ra càng nhiều.

Biểu hiện thường gặp của dị ứng mùa xuân - Hình 1

Nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa da, mẩn đỏ… là một trong những triệu chứng của dị ứng mùa xuân. Ảnh minh họa.

Biểu hiện thường gặp của dị ứng mùa xuân

Khi histamin được phóng thích tự do trong cơ thể, hiện tượng dị ứng sẽ xảy ra và được biểu hiện dưới các hình thức:

Mẩn ngứa, nổi mề đay.

Sổ mũi, mắt ngứa, đỏ.

Nôn mửa.

Tụt huyết áp do mao mạch bị giãn nở.

Hen suyễn, khó thở do khí phế quản bị co thắt.

Kích thích cơ trơn đường tiêu hóa gây co thắt.

Trường hợp dị ứng nặng có thể dẫn đến t.ử v.ong.

Tình trạng dị ứng có thể xảy ra tức thì hoặc xảy ra muộn. Dị ứng tức thì có đặc điểm là thời gian xuất hiện phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân rất nhanh, từ vài ba phút, thậm chí ngắn hơn trong vài ba giây, có thể đến 1 – 2 giờ, muộn nhất là 3 – 4 giờ kể từ thời điểm tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh.

Dị ứng muộn có đặc điểm là thời gian xuất hiện phản ứng tại chỗ hoặc toàn thân sớm nhất sau 5 – 6 giờ, trung bình sau 24 – 48 – 72 giờ, đôi khi xảy ra nhiều ngày sau đó kể từ khi tiếp xúc với kháng nguyên gây bệnh.

Vì vậy, dị ứng do phấn hoa là một loại dị ứng do dị nguyên ngoại sinh không n.hiễm t.rùng giống như các loại bụi nhà, bụi đường phố, bụi thư viện, biểu bì, vảy da, lông súc vật, thực phẩm, thuốc, hóa chất… thường xảy ra khá phổ biến trong cộng đồng. Việc phòng bệnh, phát hiện, chẩn đoán, điều trị và cấp cứu kịp thời những trường hợp dị ứng nặng là yêu cầu cần thiết của các cơ sở y tế.

Phòng ngừa dị ứng thế nào?

Nguyên tắc đầu tiên để phòng ngừa dị ứng là tránh tiếp xúc với nguyên nhân gây ra dị ứng. Người có cơ địa dị ứng là người có nối kết héparin – histamin kém bền chặt, nên dễ phóng thích histamin, chính các dị ứng nguyên sẽ thúc đẩy hiện tượng phóng thích histamin trong cơ thể.

Mùa xuân đến, những người dễ bị dị ứng với bụi phấn hoa nên gội đầu thường xuyên để làm sạch phấn hoa bám trên tóc hoặc rơi trên gối, áo quần, đồng thời hạn chế đến các vườn hoa là nơi dễ phát tán nhiều bụi phấn, bào tử.

Với thực phẩm cũng như dược phẩm, cần tránh sử dụng các thức ăn hoặc thuốc đã từng gây dị ứng. Để phòng ngừa dị ứng mùa xuân thì nên tránh dị ứng nguyên và uống thuốc kháng dị ứng thêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *