Gia tăng bệnh nhân biến chứng đái tháo đường

Từ sau Tết đến nay, Bệnh viện Nội tiết trung ương luôn trong tình trạng quá tải do số bệnh nhân đái tháo đường nhập viện cấp cứu vì biến chứng nặng tăng vọt…

Gia tăng bệnh nhân biến chứng đái tháo đường - Hình 1

Bệnh nhân nhập viện do biến chứng đái tháo đường được chăm sóc và điều trị tại Bệnh viện Nội tiết trung ương. Ảnh: BVCC.

Thông tin từ Bệnh viện Nội tiết trung ương, gần đây, Khoa điều trị tích cực của bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Số ca nhập viện cấp cứu do biến chứng nặng tăng lên so với cùng kỳ các năm trước. BS Tôn Thất Kha – Trưởng khoa Điều trị tích cực cho biết, có thời điểm lượng bệnh nhân cấp cứu tăng 200% so với cùng kỳ năm 2023. Điển hình, vào đêm Giao thừa, kíp trực đã hoạt động hết công suất khi liên tục tiếp nhận các ca cấp cứu biến chứng nặng.

Trong đó, đa phần là các bệnh nhân lớn t.uổi đái tháo đường lâu năm mắc phải một bệnh n.hiễm t.rùng, thông thường là hô hấp do thời tiết lạnh và tiết niệu hoặc là biến chứng bàn chân.

“Một vài trường hợp điển hình đang được chăm sóc và điều trị tại bệnh viện, như bệnh nhân Đ.V.S. (66 t.uổi, ở Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng phù phổi cấp, viêm phổi, đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, rối loạn chuyển hóa. Hay bệnh nhân T.M.T. (85 t.uổi, ở Hà Nội) có t.iền sử đái tháo đường hơn 10 năm, tai biến mạch m.áu não đã 3 lần. Trong đó, lần gần nhất cách đây 3 tháng đã nhập viện trong tình trạng loét vị trí tỳ đè vùng cùng cụt, vùng mông 2 bên, vết thương lan rộng, hoại tử, chảy dịch mủ nhiều. Đây là tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra khi người bị đái tháo đường không kiểm soát được mức đường huyết trong m.áu” – BS Kha thông tin.

Đối với người lớn t.uổi, khi mắc một bệnh n.hiễm t.rùng, việc kiểm soát đường huyết trở nên rất phức tạp, đòi hỏi phải thay đổi phác đồ điều trị. Đặc biệt, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải tình trạng sốc n.hiễm t.rùng – giai đoạn nặng nhất của quá trình liên tục bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do n.hiễm t.rùng, n.hiễm t.rùng nặng.

Khi chuyển sang giai đoạn sốc nhiễm khuẩn, bệnh nhân đã bị n.hiễm t.rùng huyết kèm theo tụt huyết áp và rối loạn chức năng tim mạch. Ở giai đoạn này, tiên lượng bệnh đã khá nặng, nguy cơ t.ử v.ong có thể lên tới 40 – 60%.

Theo BS Nguyễn Đăng Quân – Phó khoa Điều trị tích cực (Bệnh viện Nội tiết trung ương), các triệu chứng và dấu hiệu của n.hiễm t.rùng huyết có thể khó phát hiện và thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý cấp cứu khác, như sốc tim, sốc giảm thể tích, thuyên tắc phổi. Đặc biệt là ở người bệnh đái tháo đường, các triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt, khó phát hiện nếu không thăm khám một cách kĩ càng và có hệ thống. Với nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân thường có biểu hiện của hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) bao gồm: Sốt cao (trên 38 độ C hoặc có thể hạ thân nhiệt dưới 36 độ C), thở nhanh, nhịp tim nhanh, tuy nhiên huyết áp vẫn duy trì bình thường. Các dấu hiệu khác của nguyên nhân n.hiễm t.rùng như: Khó thở, ho khạc đờm, đờm vàng/xanh nếu n.hiễm t.rùng hô hấp hay tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ nếu n.hiễm t.rùng hệ tiết niệu…Khi n.hiễm t.rùng huyết nặng hơn hoặc có sốc n.hiễm t.rùng, dấu hiệu sớm được ghi nhận là tụt huyết áp, kèm theo suy giảm tri giác. Huyết áp giảm, nhưng da vẫn ấm. Sau đó, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, các chi thường trở nên lạnh và nhợt nhạt, nổi vân tím. Tình trạng suy đa tạng tiến triển sẽ nhanh chóng khiến người bệnh t.ử v.ong.

Theo BS Tôn Thất Kha, bệnh nhân đái tháo đường cần theo dõi, kiểm tra đường huyết thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều người bệnh trì hoãn việc đi khám đúng hẹn, không tuân thủ yêu cầu của bác sĩ điều trị, còn lơ là, chủ quan trong việc chăm sóc và theo dõi tại nhà gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là những tổn thương không đảo ngược được, nên việc phát hiện sớm sẽ tận dụng được thời gian “vàng” trong điều trị. Chi phí điều trị cho bệnh nhân phát hiện sớm cũng thấp hơn nhiều so với bệnh nhân phát hiện muộn, không trở thành gánh nặng cho gia đình người bệnh và xã hội.

Theo TS.BS Lê Quang Toàn – Trưởng khoa Đái tháo đường (Bệnh viện Nội tiết trung ương), với các bệnh nhân đường huyết không ổn định, có các biến chứng mức độ trung bình nặng trở lên, thời gian khám bệnh từ 2 – 3 tháng là quá dài. Bệnh nhân nên đi khám theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Người đái tháo đường cần lưu ý gì trong mùa lạnh?

Khi thời tiết lạnh, người bệnh đái tháo đường dễ gặp một số biến chứng liên quan đến hô hấp.

Do vậy người bệnh đái tháo đường cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.

Vào mùa lạnh, người bệnh đái tháo đường có các biến chứng như tim mạch, thần kinh sẽ dễ rơi vào tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu thời tiết lạnh khiến huyết áp tăng có thể gây ảnh hưởng tới quá trình lưu thông m.áu khiến chân tay đau mỏi.

Thời tiết lạnh ảnh hưởng như thế nào đến đường huyết?

Khi nhiệt độ giảm, khả năng miễn dịch của bệnh nhân đái tháo đường cũng bị suy giảm. Trời lạnh rất dễ khiến bệnh nhân đái tháo đường bị cảm lạnh. Do vậy tình trạng của bệnh nhân có thể sẽ tồi tệ hơn.

Với những bệnh nhân đái tháo đường nhưng ít vận động việc thay đổi thời tiết đột ngột có thể là yếu tố làm gia tăng việc phơi nhiễm đường hô hấp và sức đề kháng của cơ thể. Do vậy, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên nền bệnh đái tháo đường và thường người bệnh có thể trạng béo phì dễ làm gia tăng các đợt cấp COPD, gia tăng đợt cấp n.hiễm t.rùng hô hấp. Khi sức đề kháng giảm, tình trạng bệnh không chỉ nặng hơn mà còn làm gia tăng các đợt cấp và suy hô hấp nhiều hơn.

Bên cạnh đó, vào mùa đông, yếu tố tác động của thời tiết thường là lý do khiến bệnh nhân ít vận động và có lối sống tĩnh tại nhiều hơn. Hơn nữa trời lạnh, quá trình trao đổi chất được tăng cường sẽ khiến cơ thể cố gắng đốt cháy nhiều năng lượng hơn nhằm ổn định thân nhiệt và giữ ấm.

Điều này cũng là lý do khiến chúng ta tăng cường ăn uống để tăng năng lượng cho việc chống rét. Việc ăn nhiều hơn và ít vận động là nguyên nhân làm tăng đường huyết cao. Và cũng chính việc tăng tỷ lệ đường huyết cao sẽ gây ra bất lợi cho sức khỏe người bệnh.

Người đái tháo đường cần lưu ý gì trong mùa lạnh? - Hình 1

Khi trời lạnh, người bệnh đái tháo đường dễ gặp tình trạng tăng đường huyết.

Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường là cả một quá trình bao gồm bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên khi có những tác động cấp như việc đường m.áu cao tăng liên tục sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng của cơ thể. Điều này làm giảm sức đề kháng đồng thời gia tăng các tác nhân bội nhiễm, đặc biệt là bội nhiễm liên quan đến đường hô hấp.

Thời tiết lạnh cũng có thể gây co mạch và làm m.áu c.hảy chậm hơn. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ra các biến chứng tim mạch và mạch m.áu não ở bệnh đái tháo đường.

5 lưu ý cho người đái tháo đường khi trời lạnh

Giữ ấm cơ thể khi hoạt động ngoài trời

Nếu phải ra ngoài, người bệnh nên lưu ý mặc ấm để tránh tình trạng sốc nhiệt. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể khiến các mạch m.áu co lại dẫn tới thiếu oxy – là nguy cơ gây ra các tai biến. Do vậy người bệnh cần giữ ấm cơ thể, bàn tay, bàn chân và vùng đầu.

– Vận động nhẹ nhàng

Người bệnh đái tháo đường cần duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng và nên lựa chọn tập luyện trong nhà, không gian thông thoáng. Khi thời tiết lạnh, người bệnh có thể chia thời gian tập luyện vào cả sáng và chiều.

Người bệnh nên lưu ý khởi động kỹ trước khi tập luyện. Thậm chí thời gian khởi động có thể gấp đôi so với trước kia để cơ thể được làm ấm. Lúc này, cơ bắp sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nhiệt độ.

Người đái tháo đường cần lưu ý gì trong mùa lạnh? - Hình 2

Nếu ít vận động, tăng khẩu phần ăn khi trời lạnh, người bệnh đái tháo đường nên kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn.

Tập luyện các động tác hít thở

Thời tiết lạnh, khô, độ ẩm thấp thường là điều kiện thuận lợi gây ra các bệnh lý hô hấp nếu phải tập luyện, hoạt động lâu ngoài trời. Các bài tập thở vào mùa lạnh sẽ giúp hệ hô hấp làm quen với sự thay đổi của nhiệt độ. Người bệnh có thể học cách hít thở sâu: hít sâu căng phình bụng bằng đường mũi sau đó thở ra thật chậm.

Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh

Vào mùa đông, dinh dưỡng cần được đảm bảo cân bằng để bù đắp lại thói quen ít vận động. Người bệnh không nên quá lạm dụng việc tăng khẩu phần ăn với mục đích tăng năng lượng. Bên cạnh đó cần lưu ý uống đủ nước, bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhằm tăng sức đề kháng.

Theo dõi đường huyết thường xuyên

Bất kể thời điểm nào, không chỉ riêng trời lanh, người đái tháo đường vẫn cần duy trì thói quen theo dõi đường huyết. Tuy nhiên khi trời lạnh, người đái tháo đường nhận thấy thói quen ít vận động và ăn nhiều hơn thì nên tăng số lần thử đường huyết để nắm rõ đường huyết của bản thân hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *