Ngay sau khi phát hiện 11 học sinh mắc bệnh thủy đậu, ngành y tế huyện Tây Giang khẩn trương triển khai các biện pháp khử khuẩn, ngăn chặn bệnh lây lan và hình thành dịch.
Ngành y tế Tây Giang phun thuốc khử khuẩn phòng bệnh thủy đậu. Ảnh: T.Q
Từ ngày 27/2 – 5/3, huyện Tây Giang ghi nhận 11 ca mắc bệnh thủy đậu tại xã Tr’Hy, trong đó 10 ca tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tr’Hy và 1 ca tại Trường Mầm non liên xã (thuộc thôn Voòng).
Thầy Nguyễn Minh Châu – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tr’Hy nói, ngay khi phát hiện, nhà trường đã cho học sinh mắc bệnh nghỉ học, cách ly tại nhà. Đồng thời thông báo ngành y tế để thực hiện các biện pháp khử khuẩn.
“Những ngày qua, chúng tôi phối hợp Trạm Y tế xã tập trung tuyên truyền để học sinh nâng cao nhận thức phòng bệnh thủy đậu, nhất là việc giữ vệ sinh cá nhân. Đến nay chưa ghi nhận thêm học sinh trong trường mắc bệnh” – thầy Châu cho biết.
Theo ngành y tế huyện Tây Giang, hiện nay các trường hợp mắc bệnh thủy đậu được điều trị tại nhà dưới sự giám sát của Trạm Y tế xã Tr’Hy. Tình trạng sức khỏe các em đều chuyển biến tốt, không có biến chứng nặng xảy ra.
Vệ sinh bếp ăn tập thể sạch sẽ là biện pháp ngăn ngừa bệnh thủy đậu lây lan. Ảnh: H.Q
Ông Yđêl – công tác tại Khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV/AIDS – y tế công cộng – tư vấn điều trị nghiện chất – an toàn vệ sinh thực phẩm (Trung tâm Y tế huyện Tây Giang) cho biết, nguyên nhân bùng phát bệnh do thời tiết chuyển mùa, tiết trời nóng ẩm là môi trường phát triển của vi rút thủy đậu.
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra tình trạng n.hiễm t.rùng ngoài da với triệu chứng điển hình như phát ban, mụn nước, phỏng rộp chứa đầy dịch mủ gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Bệnh có thể xảy ra ở cả t.rẻ e.m và người lớn.
“Trung tâm Y tế huyện Tây Giang đã triển khai phun hóa chất xử lý khu vực xuất hiện bệnh như lớp học, khuôn viên nhà trường và khu dân cư xung quanh.
Đồng thời theo dõi sát tình hình sức khỏe học sinh mắc bệnh; mở rộng xác minh các khu vực có khả năng xuất hiện và lây lan bệnh. Đến nay chưa ghi nhận thêm trường hợp tại thôn Voòng, xã Tr’Hy mắc bệnh” – ông Yđêl nói.
Cùng với khoanh vùng, ngăn chặn bệnh lây lan, ngành y tế huyện Tây Giang phối hợp các địa phương, trường học đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức. Trong đó, tập trung tuyên truyền người dân thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch.
Riêng với trường học cần giữ gìn đồ chơi cho trẻ sạch sẽ, đảm bảo ăn uống hợp vệ sinh, nhất là vệ sinh các dụng cụ ăn uống, khu vực ngủ nghỉ bán trú,…
Không để dịch bệnh thủy đậu bùng phát, lan rộng
Ngày 5/3, UBND tỉnh có công văn đề nghị các sở Y tế, GD-ĐT, TT-TT và UBND huyện Tây Giang chủ động kiểm soát, không để dịch bệnh thủy đậu bùng phát, lan rộng và diễn biến phức tạp trên địa bàn Tây Giang.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, hướng dẫn Trung tâm Y tế huyện Tây Giang triển khai công tác phòng chống dịch bệnh thủy đậu; thực hiện giám sát chủ động, điều tra, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi mắc bệnh để phát hiện sớm, điều trị kịp thời; xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện, không để bùng phát, lan rộng, kéo dài.
Theo dõi, giám sát chặt chẽ, đ.ánh giá tình hình, dự báo diễn biến dịch bệnh thủy đậu trên địa bàn tỉnh; chủ động triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh thủy đậu một cách hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế; báo cáo tình hình dịch bệnh thủy đậu đang lây lan trong học sinh trên địa bàn huyện Tây Giang về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo kịp thời.
Sở GD-ĐT chỉ đạo Phòng GD-ĐT, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Tây Giang phối hợp với chính quyền địa phương và ngành y tế triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh thủy đậu trong nhà trường; tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp cho giáo viên và học sinh…
Tiêm phòng bệnh thủy đậu rồi có thể mắc bệnh không?
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm, những người chưa từng mắc bệnh hoặc chưa được tiêm phòng thì 90% sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người đang bị thủy đậu.
Nhiều người thắc mắc, vậy khi tiêm phòng thủy đậu rồi thì liệu có bị thủy đậu không?
Bệnh thủy đậu dễ lây và có thể gây biến chứng
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra. Virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, bằng các giọt nước nhỏ trong không khí b.ắn ra từ đường hô hấp như mũi, miệng của người bệnh. Thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với đồ vật như quần áo, chăn gối có vấy bẩn các chất tiết của người bệnh. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với chất dịch khi các bọng nước bị vỡ. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu có thể lây cho thai nhi qua nhau thai, gây nên tình trạng mắc thủy đậu bẩm sinh.
Thời gian lây bệnh của thủy đậu kéo dài từ trước khi nổi ban đỏ 1 – 2 ngày cho đến khi các bọng nước đóng vảy hoàn toàn.
Thời tiết nồm ẩm là điều kiện thuận lợi để bệnh thủy đậu phát triển và lây lan, bệnh lành tính nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng như:
Để lại những vết sẹo sau bội nhiễm vi khuẩn, nguy cơ nhiễm khuẩn da, vi khuẩn xâm nhập vào m.áu gây nhiễm khuẩn huyết và hội chứng choáng nhiễm độc.
Biến chứng thần kinh: Mất điều hòa tiểu não, viêm não.
Viêm cột sống cắt ngang, viêm màng não vô khuẩn.
Hội chứng Guillain – Barré, hội chứng Reye (một bệnh não cấp tính tiến triển nhanh kèm tổn thương ở gan, xảy ra do dùng Aspirin trong quá trình trẻ nhiễm virus)
Virus thủy đậu xâm nhập vào m.áu, gây viêm phổi kẽ và viêm phổi thủy đậu. Viêm phổi do virus thủy đậu là biến chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân thủy đậu và thường có mức độ nghiêm trọng, với tỷ lệ t.ử v.ong từ 10 – 50% khi không được điều trị với thuốc kháng virus.
Những người mắc thủy đậu có nguy cơ mắc bệnh zona khi đến t.uổi trung niên.
Nếu mắc thủy đậu khi mang thai sẽ có thể sẽ để lại các biến chứng sau:
Ảnh hưởng lên cơ thể mẹ
– Phụ nữ bị nhiễm thủy đậu khi mang thai có khả năng dẫn đến nguy cơ tiến triển thành viêm phổi kẽ nghiêm trọng do virus Varicella Zoster.
Ảnh hưởng lên thai nhi
– Phụ nữ mang thai bị thủy đậu từ tuần thứ 20 trở đi của thai kỳ, có khả năng gây ra thủy đậu bẩm sinh cho trẻ.
– Phụ nữ mang thai bị thủy đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sinh, sẽ có khả năng gây ra thủy đậu sơ sinh nghiêm trọng cho trẻ, thậm chí có thể gây t.ử v.ong.
Đối với bệnh thủy đậu tiêm vaccine là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất.
Tiêm phòng thủy đậu là biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Bệnh có thể lây lan nhanh chóng và dễ trở thành dịch, việc phòng ngừa bệnh thủy đậu là rất quan trọng. Vì vậy, cần phòng ngừa bệnh thủy đậu một cách chủ động và có hiệu quả.
Hiện nay, đã có các vaccine phòng bệnh thủy đậu, tiêm phòng từ sớm khi trẻ được 9 tháng t.uổi trở lên, nên cho trẻ được tiêm phòng nhằm tránh lây nhiễm trong các đợt dịch bệnh thủy đậu.
Đối với bệnh thủy đậu tiêm vaccine là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. 90% những người đã được chủng ngừa sẽ tránh hoàn toàn được căn bệnh này. 10% còn lại có thể bị mắc thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt) và thường không bị biến chứng.
Số liều vaccine tùy theo độ t.uổi, có thể tiêm từ 1 đến 2 liều (chi tiết nên đến các điểm tiêm chủng vaccine để được tư vấn). Phụ nữ tiêm vaccine ngừa thủy đậu trước thời gian dự kiến mang thai ít nhất 3 tháng để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Ai không nên tiêm vaccine thủy đậu?
Theo khuyến cáo người có hệ thống miễn dịch suy yếu và người dị ứng nặng gây đe dọa tính mạng với Gelatin hoặc kháng sinh Neomycin không nên tiêm vaccine này.
Người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm liều vaccine thủy đậu trước đó không nên tiêm liều thứ hai.
Phụ nữ mang thai và đang có dự định có thai hoặc không chắc chắn liệu đã mang thai hay không thì không nên tiêm vaccine này, do các phản ứng sau tiêm vaccine ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, phụ nữ không có thai, trong độ t.uổi sinh sản và chưa từng mắc thủy đậu nên được tiêm chủng ngừa thủy đậu để tránh việc tiếp xúc với bệnh trong thời kỳ mang thai.
Tóm lại: Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh từ người này sang người khác. Bệnh có khả năng bùng phát thành dịch và gây nguy hiểm đối với người mắc phải. Virus gây bệnh thủy đậu thường có trong nước bọt của người bệnh. Lượng virus này có thể b.ắn ra khỏi không khí khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi hoặc ho. Những người tiếp xúc với không khí chứa virus này có nguy cơ bị lây thủy đậu nhanh chóng.
Khi bị thủy đậu cần được phát hiện sớm, cách ly để tránh lây lan và cần chăm sóc đúng cách, tránh những biến chứng của bệnh. Bệnh thường lành tính nhưng đôi khi gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, để việc điều trị cho người bệnh thủy đậu hiệu quả cần kết hợp chế độ chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của thầy thuốc.