9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn cần phải thải độc

Tăng cân, mệt mỏi, mất ngủ, táo bón, mùi cơ thể khó chịu hay đau nhức cơ bắp… là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn cần phải thải độc.

9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn cần phải thải độc - Hình 1

9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn cần phải thải độc

Khi các chất độc tích tụ trong cơ thể không được loại bỏ đúng cách, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, hãy lắng nghe cơ thể và nhận biết những dấu hiệu cảnh báo sau:

1. Tăng cân: một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên là tăng cân không giải thích được. Cơ thể có thể tích tụ các chất độc, đặc biệt là các chất có tính chất ưa mỡ, dẫn đến tăng cân không mong muốn.

2. Mệt mỏi: mệt mỏi không phải lúc nào cũng là kết quả của công việc căng thẳng hay thiếu ngủ. Thỉnh thoảng, mệt mỏi có thể là dấu hiệu cho thấy tuyến thượng thận của bạn đang quá tải do chứa quá nhiều chất độc.

3. Mất ngủ: mất ngủ có thể là kết quả của mất cân bằng hormone cortisol, gây ra do tích tụ chất độc trong cơ thể. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.

4. Đau đầu: đau đầu thường xuyên, đặc biệt là khi không có nguyên nhân rõ ràng, có thể là dấu hiệu của việc tích tụ các chất độc như aspartame và monosodium trong cơ thể.

5. Tâm trạng thay đổi thất thường: nếu bạn thấy tâm trạng của mình thay đổi thất thường, điều này có thể là do mất cân bằng nội tiết tố do tích tụ chất độc xenoestrogen trong cơ thể.

6. Mùi cơ thể khó chịu: mùi cơ thể khó chịu có thể là dấu hiệu của gan và ruột bạn đang quá tải, cố gắng loại bỏ một lượng lớn chất độc.

7. Táo bón: chế độ ăn thiếu chất oxy hóa có thể dẫn đến táo bón do các chất độc được hấp thụ và tích tụ trong cơ thể.

8. Đau nhức cơ bắp: đau nhức cơ bắp thường xuyên có thể là dấu hiệu của việc tích tụ các chất độc trong cơ thể, gây kích thích các thụ thể đau và chuột rút cơ.

9. Phản ứng trên da:dự xuất hiện của các vấn đề da như mụn trứng cá, phát ban, chàm, hoặc nhọt cũng có thể là dấu hiệu của việc cơ thể cần giải độc.

Cơ thể bạn luôn cần sự chăm sóc và quan tâm. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào như trên, hãy đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để tìm ra giải pháp tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

Tiểu đường khiến bạn hay mệt mỏi, làm sao để duy trì tập luyện?

Mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ thiếu ngủ, căng thẳng đến hoạt động thể chất.

Với người tiểu đường, mệt mỏi còn là do đường huyết tăng. Tình trạng này khiến người bệnh gặp khó khăn để duy trì thói quen tập luyện.

Khi đường huyết tăng cao, cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn để xử lý lượng đường dư thừa này. Hệ quả là dẫn đến cảm giác mệt mỏi, kiệt sức và không thuyên giảm dù có nghỉ ngơi, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Tiểu đường khiến bạn hay mệt mỏi, làm sao để duy trì tập luyện? - Hình 1

Khi cảm thấy mệt mỏi, người bệnh tiểu đường hãy bắt đầu với các bài tập nhẹ, sau đó tăng dần cường độ tập. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Tình trạng này khiến bệnh nhân tiêu tiểu đường không đủ năng lượng để tập luyện thể thao. Trong khi đó, tập luyện thường xuyên rất quan trọng để họ duy trì sức khỏe và cải thiện bệnh.

May mắn là một số cách có thể giúp đối phó với tình trạng này và duy trì việc tập luyện. Điều đầu tiên cần làm là hãy bắt đầu với các bài tập nhỏ, sau đó nâng dần cường độ lên. Vì nếu cố gắng tập nhiều ngay từ đầu, cơ thể sẽ càng cảm thấy mệt mỏi hơn.

Hãy bắt đầu với một số động tác kéo giãn hoặc đi bộ nhẹ nhàng, sau đó tăng dần cường độ lên. Cách tốt là người bệnh hãy chọn một khung giờ nhất định trong ngày để tập và tuân thủ theo nó.

Với người hay bị mệt mỏi do tiểu đường thì hãy tranh thủ tập vào buổi sáng. Đây là khoảng thời gian mà mọi người thường sẽ cảm thấy khỏe khoắn và có nhiều năng lượng nhất trong ngày.

Tiểu đường khiến bạn hay mệt mỏi, làm sao để duy trì tập luyện? - Hình 2

Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK

Người bị tiểu đường có thể tập ở phòng gym hay ở nhà đều tốt. Họ có thể tập chung với bạn bè, người thân hay huấn luyện viên cá nhân để có thêm động lực và được hướng dẫn tập đúng hướng.

Điều quan trọng khi tập là bệnh nhân tiểu đường cần lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi khi cần thiết, tránh thúc ép bản thân tập quá mức. Trong trường hợp cảm thấy chóng mặt, choáng váng, khó thở thì hãy nghỉ ngơi đến khi cơ thể cảm thấy tốt hơn.

Tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu ăn uống lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên kết hợp với điều trị đúng cách, người mắc hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh, theo Healthline.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *