Nâng chất lượng điều trị bệnh nhân tâm thần

Ngoài thực hiện tốt chuyên môn, đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Kiên Giang còn quan tâm, lắng nghe những chia sẻ của người bệnh để tìm hiểu nguồn cơn, có liệu pháp điều trị hợp lý, giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường.

Bệnh viện Tâm thần tỉnh Kiên Giang (gọi tắt bệnh viện) được thành lập từ năm 2018, với nhiệm vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần; tập huấn, kiểm tra, giám sát, phát hiện bệnh mới tại cộng đồng. Chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tâm thần là hoạt động đặc thù của lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bởi không chỉ đòi hỏi chuyên môn mà y, bác sĩ cần phải có tình yêu thương, sự thấu cảm sâu sắc và kiên trì điều trị, giúp bệnh nhân sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Bác sĩ chuyên khoa II Lâm Tường Minh – Giám đốc bệnh viện cho biết bệnh viện được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân. Để phục vụ bệnh nhân ngày càng tốt hơn, bệnh viện luôn quan tâm công tác đào tạo dài hạn, ngắn hạn; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nâng cao tay nghề cho y, bác sĩ. Bệnh viện tăng cường công tác giám sát hoạt động chuyên môn của các khoa, phòng; thường xuyên tiếp cận bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để nắm thêm thông tin, phát huy những ưu điểm và kịp thời khắc phục những thiếu sót.

Ngoài điều trị bằng thuốc, bệnh viện triển khai hai liệu pháp điều trị hiệu quả gồm tập thể dục, thể thao phục hồi chức năng và liệu pháp âm nhạc trong điều trị. Bệnh viện được đầu tư, xây dựng khuôn viên rộng, trồng nhiều cây xanh tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ để hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân. Năm 2023, bệnh viện triển khai phòng tập phục hồi chức năng hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Nâng chất lượng điều trị bệnh nhân tâm thần - Hình 1

Người bệnh, người nhà người bệnh được y, bác sĩ hướng dẫn tập thể dục, thể thao tại phòng tập phục hồi chức năng tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Kiên Giang.

Cử nhân Lê Hoàng Anh – Trưởng Khoa Dinh dưỡng, kiêm công tác phục hồi chức năng cho biết mỗi buổi sáng Anh hướng dẫn người bệnh, người nhà bệnh nhân chạy bộ quanh khuôn viên bệnh viện; buổi chiều hướng dẫn bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tập luyện tại phòng tập phục hồi chức năng với các môn như chạy bộ trên máy, xe đạp thể dục, bóng bàn…

Điều này giúp bệnh nhân thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hồi phục thể chất, tinh thần người bệnh. Ngoài ra, bệnh viện còn thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu âm nhạc giúp bệnh nhân, người nhà bệnh nhân giải trí, thư giãn với những giai điệu mình yêu thích, giúp bệnh nhân mở lòng, thoải mái, sớm phục hồi sức khỏe.

Với những nỗ lực nâng cao chất lượng điều trị, số lượng người đến khám, điều trị tại bệnh viện tăng cao. Nếu như năm 2021, bệnh viện tiếp nhận điều trị ngoại trú 8.535 lượt người bệnh, điều trị nội trú 219 lượt thì năm 2022, điều trị ngoại trú tăng lên 13.618 lượt người bệnh, điều trị nội trú 663 lượt và đến năm 2023, điều trị ngoại trú tăng lên 23.253 lượt người bệnh, điều trị nội trú 861 lượt.

Công suất sử dụng giường bệnh đạt 93% (chỉ tiêu 90%); tỷ lệ bệnh nhân điều trị khỏi, giảm bệnh đạt 95% (chỉ tiêu 95%). Số lượt bệnh nhân tâm thần tăng lên hàng năm cho thấy người bệnh, người nhà người bệnh có nhận thức đúng đắn hơn về bệnh tâm thần, không còn e ngại sự kỳ thị của mọi người xung quanh; tiếp cận với dịch vụ điều trị sớm, hạn chế số bệnh nhân tâm thần trong cộng đồng không được quản lý và điều trị.

Ông Đ.V.L, ngụ xã Đông Hưng, huyện An Minh cho biết ông vào điều trị tại bệnh viện gần 1 tháng, với triệu chứng mất ngủ nhiều ngày, tâm trạng luôn lo lắng, bồn chồn, bất an và cơ thể luôn mệt mỏi. Được bác sĩ khám, chuẩn đoán mắc bệnh rối loạn lo âu, cần nhập viện điều trị.

“Ngoài điều trị bằng thuốc, bác sĩ động viên, tư vấn nhiệt tình, hướng dẫn tôi các bài tập thể dục nên giờ sức khỏe tôi gần như hồi phục hoàn toàn, ăn, ngủ được”, ông Đ.V.L chia sẻ.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Lâm Tường Minh, bệnh viện luôn quan tâm giáo dục cán bộ, nhân viên về thái độ giao tiếp, ứng xử với người bệnh, người nhà người bệnh.

Qua khảo sát về sự hài lòng của người bệnh, người nhà người bệnh tại bệnh viện hàng quý, tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú đối với bệnh viện đạt 95,4%, sự hài lòng của bệnh nhân ngoại trú đạt 90,1%.

Bác sĩ 30 năm làm việc tại khoa tâm thần: Kể chuyện bị bệnh nhân va chạm

Bác sĩ Nguyễn Tiến Hùng – Trưởng Khoa Cấp tính nam Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh là người đã có 30 năm trong nghề điều trị bệnh nhân tâm thần. Suốt những năm tháng làm việc, ông đã không ít lần bị bệnh nhân tấn công.

Nhân ngày 27/2 – kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam nhưng tại khoa cấp cứu của Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh, các y bác sĩ vẫn nhộn nhịp làm việc.

Trong đó, bác sĩ Nguyễn Tiến Hùng – trưởng khoa cấp tính nam – người luôn cần mẫn đến từng giường bệnh khám, hỏi thăm sức khỏe các bệnh nhân đang điều trị tại đây mỗi ngày. Bác sĩ Hùng tâm sự, công việc này đã gắn bó với ông suốt 30 năm nay và lưu lại trong ông không ít những ký ức.

Ông cho biết khác với những bệnh viện khác, các bệnh nhân vào điều trị tại khoa cấp tính nam đa ở đây đa số chống đối, không hợp tác chữa bệnh. Vốn là một chuyên ngành đặc thù nên đội ngũ y, bác sĩ ở đây gặp nhiều vất vả hơn, thậm chí không ít lần bị bệnh nhân tấn công.

“Có lần tôi điều trị cho một bệnh nhân là người ở huyện Đức Thọ. Anh này khi vào viện bệnh nặng nên chống đối, bất hợp tác, bỏ chạy, đã phải xích lại để cho dùng thuốc. Có lần xích bị tuột, bệnh nhân này đã quất dây xích vào mặt tôi, suýt nữa thì vào mắt” – bác sĩ Hùng kể.

Bác sĩ 30 năm làm việc tại khoa tâm thần: Kể chuyện bị bệnh nhân va chạm - Hình 1

Một lần nhớ đời khác nữa, khi bác sĩ Hùng vừa bước vào phòng bệnh để khám thì bất ngờ có một nam bệnh nhân đến từ phường Đại Nài (thành phố Hà Tĩnh) hất cả bô phân lên đầu khiến anh nghẹn ngào phải về tắm rửa ngay lập tức.

Trong 30 năm gắn bó với nghề, ông Hùng cũng nhiều lần chứng kiến đội ngũ y, bác sĩ khoa cấp tính nam bị bệnh nhân va chạm. Tình trạng các bác sĩ bị bệnh nhân x.é á.o, đe dọa không hiếm. Có trường hợp bệnh viện phải nhờ sự can thiệp của công an mới khống chế được người bệnh.

Bác sĩ 30 năm làm việc tại khoa tâm thần: Kể chuyện bị bệnh nhân va chạm - Hình 2

Mặc dù liên tục gặp nhiều tình huống éo le, song bác sĩ Nguyễn Tiến Hùng vẫn một lòng gắn bó và yêu nghề. Ông cho biết một bác sĩ khi đã chấp nhận bước vào nghề này thì phải bản lĩnh, dành tình yêu thương thật nhiều cho người bệnh.

“Nghề chăm sóc, điều trị bệnh nhân tâm thần rất vất vả nhưng chúng tôi xác định phải tâm huyết, trách nhiệm để điều trị cho bệnh nhân với quan điểm ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai. Những ngày đầu khi đang nặng bệnh thì họ có hành động bất thường chứ sau khi được điều trị, họ giảm bệnh, hiền lành trở lại khiến mình rất vui và càng thương các bệnh nhân hơn. Thời gian đầu mới nhận nhiệm vụ, nhiều người có thể có lo lắng, hoang mang nhưng qua thời gian, họ quen dần và sẵn sàng đối diện, tâm huyết, trách nhiệm để điều trị hiệu quả cho bệnh nhân, lấy việc bệnh nhân giảm, lành bệnh làm niềm hạnh phúc để thêm yêu nghề hơn” – bác sĩ Hùng tâm sự.

Bác sĩ 30 năm làm việc tại khoa tâm thần: Kể chuyện bị bệnh nhân va chạm - Hình 3

Cho dù vậy, bác sĩ Hùng vẫn luôn có điều trăn trở chính là về thu nhập của đội ngũ y bác sĩ và việc thiếu nguồn nhân lực.

Ông cho biết riêng khoa cấp tính nam hiện còn thiếu bác sĩ, điều dưỡng, trong khi đó việc thu hút nhân lực về làm việc khó khăn. Ngược lại số bác sĩ, y tá nghỉ hưu hoặc chuyển công tác hằng năm vẫn diễn ra.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Mạnh – phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh, hiện bệnh viện đang gặp nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực. Đơn cử như việc khoa cấp tính nam vốn dĩ chỉ dành riêng cho khoa này, thì hiện nay cơ sở vật chất ở đây được bố trí làm 3 khoa, gồm cấp tính nam; khoa phục hồi chức năng t.rẻ e.m và khu vực xác định tình trạng các đối tượng nghiện. Việc này đã phần nào hạn chế không gian, gây ảnh hưởng lên các khoa khác nhau trong quá trình khám chữa bệnh cùng một khuôn viên.

Bác sĩ 30 năm làm việc tại khoa tâm thần: Kể chuyện bị bệnh nhân va chạm - Hình 4

Theo đề án, Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh có 94 cán bộ, nhân viên nhưng hiện nay chỉ được bố trí 64 người. Trong đó có 12 bác sĩ thì chỉ có 6 bác sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên môn chuyên khoa tâm thần.

Bác sĩ 30 năm làm việc tại khoa tâm thần: Kể chuyện bị bệnh nhân va chạm - Hình 5

Bệnh viện hiện được giao tự chủ gần 56%, trong khi các dịch vụ kỹ thuật ít được các bệnh nhân sử dụng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, dẫn đến việc tự chủ của bệnh viện còn gặp khó khăn.

Một trong những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác sàng lọc, khám chữa bệnh nữa là hiện vẫn còn sự kỳ thị, mặc cảm dẫn đến nhiều người có dấu hiệu tâm thần nhưng người nhà che giấu không đưa đến bệnh viện thăm khám kịp thời, dẫn đến việc bệnh nhân có diễn biến nặng tấn công người khác.

Thời gian tới Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh sẽ tổ chức các chuyên đề tuyên truyền để người dân nắm rõ hơn các thông tin về rối loạn sức khỏe tâm thần, từ đó mong muốn người dân không còn tâm lý kỳ thị, sớm phát hiện người bệnh đưa đến đúng cơ sở chuyên ngành thăm khám, điều trị.

Bác sĩ 30 năm làm việc tại khoa tâm thần: Kể chuyện bị bệnh nhân va chạm - Hình 6

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *