Đau ngực khi tập thể dục: Đây có phải vấn đề về tim?

Đôi khi mọi người bị đau ngực khi tập thể dục. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó có một số nguyên nhân có thể nghiêm trọng.

Đau ngực khi tập thể dục: Đây có phải vấn đề về tim? - Hình 1

Tập thể dục được chứng minh có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, chẳng hạn như ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm cân và hạ huyết áp. Tuy nhiên, tập thể dục đôi khi có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đặc biệt ở những người mắc bệnh tim và không theo dõi hoạt động của mình đúng cách.

Nhiều người thường gặp tình trạng đau ngực khi tập thể dục, điều này làm họ lo lắng tình trạng có liên quan đến bệnh tim. Vậy nguyên nhân gây đau ngực khi tập thể dục là do đâu và có nên ngừng tập thể dục khi xuất hiện triệu chứng này hay không?

1. Nguyên nhân gây đau ngực khi tập thể dục

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau ngực khi tập thể dục, trong đó có nguyên nhân liên quan đến các vấn đề về tim.

– Đau tim

Đau tim xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn, dẫn đến việc thiếu cung cấp oxy cho tim. Đau ngực trong một cơn đau tim có thể biểu hiện như cảm giác ép nặng hoặc đau ở ngực, hàm, lưng hoặc các vùng khác của cơ thể phía trên.

Các triệu chứng khác của đau tim bao gồm ra mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, lo âu và khó thở. Cần phải có sự chăm sóc y tế khẩn cấp khi trải qua những triệu chứng này.

Các yếu tố nguy cơ cho nhồi m.áu cơ tim bao gồm:

T.uổi tác – những người từ 65 t.uổi trở lên có nguy cơ cao nhất.

Giới tính – đàn ông có nguy cơ cao hơn nhiều, ngay cả khi họ còn trẻ, so với phụ nữ.

Di truyền

Đau ngực khi tập thể dục: Đây có phải vấn đề về tim? - Hình 2

Đau ngực, buồn nôn, khó thở, đổ mồ hôi là triệu chứng điển hình của cơn đau tim (Ảnh: Internet)

– Đau thắt ngực

Đau thắt ngực là cơn đau xuất phát từ tim do việc thiếu m.áu cấp cho tim. Tập thể dục và căng thẳng có thể gây đau thắt ngực, dẫn đến các triệu chứng như cảm giác căng cứng ở cánh tay hoặc hàm, khó thở, mệt mỏi và buồn nôn. Phụ nữ có thể cảm thấy khó chịu ở cổ họng và cứng hàm, trong khi đàn ông có thể cảm thấy áp lực ở ngực.

Các triệu chứng của cơn đau thắt ngực dễ nhầm lẫn với cơn đau tim nên có thể gây chẩn đoán nhầm. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên.

– Cơ tim phì đại (HCM)

Cơ tim phì đại là rối loạn di truyền phổ biến, khiến cơ tim trở nên dày hơn và cứng hơn. Điều này khiến tim khó hoạt động bình thường hơn vì:

Cơ tim dày lên có thể cản trở lưu lượng m.áu ra khỏi tim.

Tim cần nhiều năng lượng và oxy hơn để hoạt động, đặc biệt là khi tập thể dục.

Tim có thể chứa ít m.áu hơn nên lượng m.áu được bơm đến phần còn lại của cơ thể theo mỗi nhịp tim sẽ giảm đi.

Người bị cơ tim phì đại có thể gặp các biến chứng như suy tim, rung nhĩ, nhịp nhanh thất và rung tâm thất. Đặc biệt, cơ tim phi đại có thể dẫn đến t.ử v.ong đột ngột, đặc biệt ở t.rẻ e.m, thanh niên và vận động viên thi đấu.

Các triệu chứng của cơ tim phì đại như chóng mặt, khó thở, đau ngực và ngất xỉu. Tuy nhiên, một số người có thể không trải qua bất kỳ triệu chứng nào.

Đau ngực khi tập thể dục: Đây có phải vấn đề về tim? - Hình 3

Cơ tim phì đại là bệnh rối loạn di truyền và có thể gây t.ử v.ong đột ngột (Ảnh: Internet)

– Hen suyễn

Hen suyễn là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến đường hô hấp trong phổi. Tập thể dục có thể gây ra các triệu chứng như thở khò khè, ho, cảm giác đau tức ngực và khó thở ở những người mắc hen suyễn.

Những người có t.iền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ cao hơn. Việc nhận biết mối liên hệ giữa tập thể dục và các triệu chứng hen suyễn có thể giúp quản lý tình trạng này một cách hiệu quả và tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp.

– Căng cơ và chấn thương

Chấn thương cơ ở ngực có thể gây đau ngực khi tập thể dục. Việc sử dụng quá mức cơ ngực có thể dẫn đến căng hoặc rách cơ, gây ra các triệu chứng như đau nhói ngực, bầm tím, sưng, đau khi thở.

Nguy cơ chấn thương cơ ngực thay đổi theo nhóm t.uổi, với người già có khả năng bị chấn thương cao hơn do té ngã và người lớn trải qua chấn thương này do tập thể dục, thể thao hoặc va chạm mạnh.

Đau ngực khi tập thể dục: Đây có phải vấn đề về tim? - Hình 4

Chấn thương cơ ở ngực có thể gây đau ngực khi tập thể dục (Ảnh: Internet)

Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý đã được đề cập, đau ngực khi tập thể dục có thể do một số lý do khác nhưng thường không nghiêm trọng:

Thiếu điều hòa: Nếu bạn cảm thấy đau ngực sau khi chạy và không được điều hòa tốt thì đó có thể là do bạn đã tập luyện quá sức.

Chuột rút cơ ngực: Chuột rút cơ ở ngực có thể gây căng cứng và đau sau khi tập thể dục. Chuột rút cơ xảy ra vì nhiều lý do, nhưng mất nước là phổ biến nhất.

Ợ nóng: Nếu bạn ăn đồ chiên rán hoặc cay trước khi tập thể dục, điều này có thể gây ra chứng ợ nóng sau khi tập thể dục và có thể gây đau nóng ở ngực.

2. Có nên ngừng tập thể dục khi bị đau ngực không?

Đau tức ngực khi tập thể dục có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, khi xuất hiện triệu chứng này, chúng ta không thể biết lý do tại sao lại bị đau ngực.

Điều đặc biệt nguy hiểm là cơn đau ngực có thể do đau tim. Vì vậy, nếu xuất hiện cơn đau tức ngực kéo dài hơn một phút, bạn nên ngừng tập thể dục ngay và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu cảm giác khó chịu kèm theo buồn nôn, nôn, chóng mặt, khó thở hoặc đổ mồ hôi nhiều khi tập luyện thì đây có thể là dấu hiệu của cơn đau tim.

Ngoài triệu chứng đau ngực, nếu bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt, sưng khớp, mệt mỏi quá mức dù bài tập nhẹ nhàng thì bạn cũng nên dừng việc tập thể dục, nghỉ ngơi và chú ý đến các triệu chứng khác.

3. Cách phòng ngừa đau ngực khi tập thể dục

Không phải tất cả các cơn đau ngực đều có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, có một số lời khuyên chung để ngăn ngừa một số nguyên nhân gây đau ngực, chẳng hạn như đau tim, căng thẳng và hen suyễn:

– Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng

– Tập thể dục thường xuyên nhưng không tập luyện gắng sức

– Tránh hút t.huốc l.á và rượu

– Kiểm soát huyết áp cao bằng thuốc

– Tránh các hoạt động làm tăng nguy cơ chấn thương thể chất

– Kiểm soát bệnh hen suyễn bằng thuốc

Ngoài ra, khi tập thể dục bạn nên khởi động bằng cách đi bộ, sau đó chuyển sang tốc độ chạy thoải mái. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi trò chuyện, hãy chậm lại. Hô hấp mạnh trong khi chạy ban đầu có thể gây đau, nhưng sự căng thẳng thường biến mất khi luyện tập đều đặn.

Gắp dị vật tồn tại suốt 7 năm trong đường hô hấp của người đàn ông

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk) vừa gắp thành công dị vật nằm sâu trong đường hô hấp của một bệnh nhân suốt 7 năm.

Tối 19/2, theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, các bác sĩ vừa gắp dị vật nằm sâu trong phổi của bệnh nhân H.V.P. (sinh năm 1968, ở thôn 9, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông).

Gắp dị vật tồn tại suốt 7 năm trong đường hô hấp của người đàn ông - Hình 1
Ông P. đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: CTV

Trước đó, ngày 16/2, Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận bệnh nhân P. trong tình trạng đau ngực, ho ra m.áu. Các bác sĩ cho ông P. làm một số xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nhân viêm phổi kèm dị vật nằm sâu trong phổi.

Nhận thấy tình trạng nguy hiểm, Khoa Ngoại tổng hợp phối hợp với Khoa Nội tiến hành nội soi khí phế quản, gắp dị vật kích thước 1x2cm, có răng cưa, kèm theo nhiều mủ đặc. Quá trình làm thủ thuật diễn ra an toàn. Bệnh nhân dễ chịu hơn và sức khỏe đang dần ổn định.

Ông P. cho biết, cách đây 7 năm, ông ăn canh cá ngừ thì bị sặc và cảm giác có dị vật xâm nhập vào cổ họng. Mặc dù đã đi khám nhiều cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh nhưng vẫn không tìm thấy dị vật.

Theo bác sĩ Trần Thế Vinh (Khoa Ngoại tổng hợp phối hợp), dị vật được gắp ra tuy nhỏ nhưng đi vào rất sâu bên trong. Dù không gây ngạt thở nhưng lại dẫn đến tình trạng n.hiễm t.rùng trong phổi khiến bệnh nhân đau ngực, ho, sốt, ho ra m.áu kéo dài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *